Thứ Bảy, Tháng Bảy 27, 2024
spot_img
Trang chủLuật sư Tư vấnLuật sư tư vấn Thừa KếThủ tục khai nhận di sản thừa kế theo di chúc

Thủ tục khai nhận di sản thừa kế theo di chúc

Di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết. Để được hưởng di sản thừa kế được thừa kế theo di chúc, người thừa kế theo di chúc phải làm thử tục khai nhận di sản thừa kế. Việc khai nhận di sản thừa kế được thực hiện sau thời điểm mở thừa kế (tức là sau khi người để lại di sản chết).

  1. Trình tự, thủ tục khai nhận di sản thừa kế theo di chúc

Thủ tục khai nhận di sản thừa kế được Luật Công chứng năm 2014 quy định như sau:

Người khai nhận di sản thừa kế chuẩn bị hồ sơ gửi cơ quan công chứng. Đối với di sản là bất động sản, người khai nhận di sản thừa kế bắt buộc phải công chứng tại cơ quan công chứng trong phạm vi tỉnh, thành phố nơi có bất động sản. Hồ sơ bao gồm:

    • Di chúc;
    • Phiếu yêu cầu công chứng theo mẫu;
    • Bản sao Giấy tờ tùy thân (Căn cước công dân, Sổ hộ khẩu, …);
    • Bản sao Giấy chứng nhận quyền sở hữu, sử dụng tài sản;
    • Giấy chứng tử của người để lại di sản.

Sau khi kiểm tra hồ sơ thấy đầy đủ, phù hợp quy định của pháp luật, cơ quan công chứng tiến hành niêm yết công khai tại trụ sở Uỷ ban nhân dân cấp xã, nơi thường trú trước đây của người để lại di sản; trong trường hợp không có nơi thường trú, thì niêm yết tại Uỷ ban nhân dân cấp xã, nơi tạm trú có thời hạn của người đó. Trong trường hợp di sản thừa kế là bất động sản ở nhiều địa phương thì việc niêm yết được thực hiện tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có bất động sản đó.

Sau 15 ngày niêm yết, không có khiếu nại, tố cáo gì thì cơ quan công chứng chứng nhận văn bản thừa kế.

Đối với một số loại tài sản cần phải đăng ký quyền sở hữu, sử dụng tại cơ quan Nhà nước có thẩm quyền như: nhà ở, quyền sử dụng đất, ôtô, xe máy, … Sau khi đã làm thủ tục khai nhận di sản, người được hưởng di sản nộp hồ sơ trong đó có văn bản khai nhận di sản đến cơ quan Nhà nước có thẩm quyền để làm thủ tục sang tên theo quy định của pháp luật.

  1. Thời gian thực hiện: Không quá 17 ngày làm việc, đối với các trường hợp phức tạp không quá 25 ngày (tính cả thời gian niêm yết tại Ủy ban nhân dân xã)
  2. Lệ phí: Tính trên giá trị di sản thừa kế

Dịch vụ khai nhận di sản thừa kế tại hải phòng của Luật sư CMA:

  • Tư vấn các vấn đề pháp lý có liên quan, thu thập hồ sơ, tài liệu;
  • Soạn thảo đơn, văn bản có liên quan;
  • Đại diện thực hiện các thủ tục khai nhận di sản thừa kế;
  • Nhận, trả kết quả.
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
- Advertisment -spot_img

Bài viết được quan tâm