Thứ Bảy, Tháng Bảy 27, 2024
spot_img
Trang chủLuật sư Tư vấnLuật sư tư vấn Thừa KếNhà trả góp có phải là di sản không ?

Nhà trả góp có phải là di sản không ?

Luật sư Lê Bá Châu - Hotline: 0986.057.998

  1. Căn cứ pháp lý
  1. Luật sư CMA tư vấn

2.1. Di sản thừa kế 

Điều 612 Bộ luật dân sự 2015 (BLDS) quy định:“Di sản bao gồm tài sản riêng của người chết, phần tài sản của người chết trong tài sản chung với người khác”

Như vậy, di sản thừa kế là toàn bộ tài sản thuộc quyền sở hữu hợp pháp của người đã chết, quyền về tài sản của người đó. Quyền sở hữu tài sản là một trong những quyền cơ bản của công dân được nhà nước bảo hộ.

2.1. Nhà trả góp  có phải là di sản không ?

Thông thường, hiện có hai hình thức mua nhà trả góp. Mua trả góp hay còn gọi là mua trả chậm, trả dần được quy định tại Điều 125 Luật Nhà ở năm 2014 (do các bên thoả thuận và ghi rõ trong hợp đồng mua nhà ở) và mua trả góp của ngân hàng.

  • Mua nhà trả chậm, trả dần

Căn cứ khoản 2 Điều 125 Luật Nhà ở năm 2014 và điều 453 BLDS năm 2015.

“Việc mua bán nhà ở trả chậm, trả dần là thỏa thuận các bên và được ghi rõ trong hợp đồng mua bán nhà ở; trong thời gian trả chậm, trả dần, bên mua nhà ở được quyền sử dụng nhà ở và có trách nhiệm bảo trì nhà ở đó, trừ trường hợp nhà ở còn trong thời hạn bảo hành. Bên bán nhà được bảo lưu quyền sở hữu đối với nhà cho đến khi bên mua trả đủ tiền.

Người mua nhà trả chậm, trả dần khi chưa thanh toán toàn bộ tiền mua nhà thì không phải chủ sở hữu của nhà. Do đó, khi người mua nhà trả chậm chết thì nhà trả chậm, trả dần không phải di sản thừa kế theo điều 612 BLDS năm 2015.

Tuy nhiên, những người thừa kế hợp pháp được thực hiện tiếp các quyền cũng như nghĩa vụ trả tiền nhà của người chết. Sau khi đã trả đủ tiền mua nhà cho bên bán thì người thừa kế sẽ được cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở ( khoản 2 Điều 125 luật Nhà ở năm 2014)

  • Mua trả góp của ngân hàng

Đây thực chất là hình thức vay tiền ngân hàng để thanh toán tiền mua nhà ở với bên bán nhà. Số tiền mua nhà trả lãi cho ngân hàng theo cam kết giữa người mua và ngân hàng. lúc này, nhà trả góp là tài sản thuộc sở hữu của bên mua theo hợp đồng mua bán nhà ở và là tài sản thế chấp tại ngân hàng bảo đảm thực hiện nghĩa vụ trả nợ tiền vay cho ngân hàng. Do đó, căn nhà trong trường hợp này là di sản thừa kế.

Theo đó, khi người mua nhà trả góp chết, những người thừa kế có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ trả nợ của người người mua nhà trả góp trong phạm vi di sản của người mua để lại. Hoặc ngân hàng có quyền xử lý tài sản bảo – nhà đang trả góp theo quy định tại điều 299, 303, 304 BLDS năm 2015.

 

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
- Advertisment -spot_img

Bài viết được quan tâm