Chủ Nhật, Tháng mười 13, 2024
spot_img
Trang chủLuật sư Tư vấnLuật sư tư vấn Thừa KếVai trò quan trọng của Luật sư trong tranh chấp thừa kế

Vai trò quan trọng của Luật sư trong tranh chấp thừa kế

Luật sư CMA - HOTLINE: 0986057998 - 0944296698

Thừa kế là một trong các quan hệ pháp luật phức tạp và thường phát sinh tranh chấp. Phần lớn di sản thừa kế phát sinh tranh chấp là đất đai.Với hệ thống pháp luật nhiều các quy phạm, văn bản chuyên ngành điều chỉnh thì không dễ để một người dân bình thường có thể hiểu hết được các quy định của pháp luật liên quan tới thừa kế để có thể có phương án giải quyết đảm bảo quyền, lợi ích của mình.

Viêc chia thừa kế nói chung không chỉ nhằm bảo đảm quyền lợi bình đẳng của những người thừa kế mà đôi khi còn mang màu sắc “tâm linh”, thoả mãn các yếu tố về tinh thần của người sống đối với người quá cố.

Để xác định phương án giải quyết tranh chấp một thừa kế có rất nhiều câu hỏi cần phải giải đáp, ví dụ như: Tôi phải bắt đầu từ đâu? Ai có quyền hưởng di sản thừa kế? mức hưởng di sản là bao nhiêu? những người thừa kế được định đoạt như thế nào với di sản? chia di sản thừa kế khi không đủ người được không hoăc có người không đồng ý thì phải làm thế nào? di chúc định đoạt di sản thừa kế có hợp pháp hay không? còn thời hiệu khởi kiện chia thừa kế không? tài sản chưa có giấy tờ có thể được chia thừa kế tại toà án hay không? …

Trên cơ sở các quy định của pháp luật liên quan, kinh nghiệm thực tiễn các vụ án mà Luật sư CMA đã tham gia, theo quan điểm của Luật sư CMA cần xác định các vấn đề chính, trọng tâm và tiến hành theo các bước như sau trong một vụ án thừa kế:

1. Xác định Thời điểm mở thửa kế:

Thời điểm mở thừa kế là thời điểm một người chết. Tuỳ theo tính chất của sự kiện chết mà được chia ra: i) Chết tự nhiên theo giấy khai tử; ii) Chết pháp lý: Theo quyết định của Toà án về việc tuyên bố một người chết để xác định thời điểm mở thừa kế.

Thời điểm mở thừa kế có ý nghĩa quan trọng trong việc xác định các vấn đề chính như: Ai được thừa kế? còn thời hiệu yêu cầu chia thừa kế hay không? khi không còn thời hiệu yêu cầu chia thừa kế thì di sản đó sẽ thuộc về ai? …

2. Quyền hưởng thừa kế:

Quyền hưởng thừa kế của một người được xác định theo: i) Thừa kế theo pháp luật; hoặc ii) Thừa kế theo di chúc.

Thừa kế theo pháp luật chỉ phát sinh trong trường hợp:

    • Không có di chúc;
    • Di chúc không hợp pháp;
    • Những người thừa kế theo di chúc chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc; cơ quan, tổ chức được hưởng thừa kế theo di chúc không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế;
    • Những người được chỉ định làm người thừa kế theo di chúc mà không có quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.
    • Không có di chúc hoặc di chúc không hợp pháp hoặc di chúc hợp pháp nhưng người hưởng di chúc đã chết

Trong trường hợp có di chúc định đoạt di sản và di chúc đó là hợp pháp thì không cần xác định hết các hàng thừa kế theo pháp luật của một người. Vấn đề lúc này chỉ còn là xác định những người được hưởng thừa kế không phụ thuộc nội dung của di chúc. Ví dụ như: Vợ/chồng còn lại không được hưởng thừa kế theo di chúc của chồng, con dưới 18 tuổi hoặc con trên 18 tuổi nhưng không có khả năng lao động.

Tuy nhiên, có di chúc hợp pháp thì cách thức để có thể thực thi di chúc đó như thế nào? để có thể chuyển tài sản từ tên của người chết (người để lại di sản thừa kế) cho người hưởng theo di chúc cũng không phải là vấn đề đơn giản. Ví dụ: Di chúc hợp pháp vậy giờ làm các bước thế nào để sang tên chủ sử dung, sở hữu nhà đất cho người hưởng di chúc hoặc lấy được tiền tiết kiệm trong ngân hàng hay sang tên được xe ô tô, xe máy, máy bay, tàu biển hoặc cổ phần, cổ phiếu, các tài sản có ghi danh khác …..

3. Di sản thừa kế:

Di sản bao gồm tài sản riêng của người chết, phần tài sản của người chết trong tài sản chung với người khác.

Xác định di sản thừa kế luôn là vấn đề gây tranh cãi. Đối với di sản thừa kế đã rõ ràng về mặt giấy tờ pháp lý thì việc xác định di sản thừa kế thường không gặp nhiều khó khăn.

Tuy nhiên, đối với di sản thừa kế là các tài sản chưa được chứng nhận bởi các giấy tờ pháp lý ví dụ như “Sổ đỏ” và di sản đó đang có người khác quản lý, sử dụng hoặc thậm chí là vì một lý do nào đó đã chuyển nhượng một cách hợp pháp cho người khác thì những người thừa kế hoặc tranh chấp thừa kế không dễ để có thể biết được các văn bản, chứng cứ, tài liệu cần phải thu thập nhằm chứng minh cho yêu cầu chia thừa kế của mình.

Trên thực tế, các giấy tờ này thường được người có tránh nhiệm cung cấp viện dẫn với lý do là bí mật thông tin tài sản cá nhân của người khác để từ chối hoặc gây khó khăn trong việc cung cấp. Đặc biệt đối với các vụ việc di sản thừa kế đã được dịch chuyển một cách “đầy mờ ám” cho người khác hoặc có sự phối hợp, tổ chức, câu kết của một số người nhằm tẩu tán tài sản. Vậy, cách thức, phương thức yêu cầu, nơi yêu cầu để có thể lấy được các tài liệu này sẽ cần dựa vào hiểu biết, kinh nghiệm thực tế của luật sư đi làm, hỗ trợ pháp lý cho khách hàng.

Việc xác định di sản thừa kế luôn phải đồng hành với việc xác định: Nghĩa vụ của người để lại di sản thừa kế đối với người khác. Sẽ không có di sản thừa kế để chia nếu phần di sản đó không đủ để thực hiện nghĩa vụ với người khác. Vậy trong trường hợp không còn di sản thì người thừa kế có phải thực hiện nghĩa vụ còn thiếu của người đã chết hay không?

4. Người thừa kế:

Pháp luật chia ra các hàng thừa kế theo thứ tự ưu tiên về mức độ thân thiết, gần gũi với người chết (người để lại di sản thừa kế), cụ thể:

  • Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;
  • Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;
  • Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.

Bên cạnh người thừa kế theo hàng thừa kế, theo di chúc còn có những người được hưởng thừa kế thế vị (cháu, chắt thế vị bố, mẹ của cháu, chắt) hưởng di sản thừa kế của ông, bà. Hoặc người thừa kế mà không phụ thuộc vào nội dung của di chúc như nêu trên đây. Người thừa kế là con riêng của vợ hoặc chồng đối với di sản thừa kế của bố dượng, mẹ kế.

Bên cạnh người thừa kế thì có người mặc dù đủ điều kiện về nhân thân để hưởng thừa kế (con, bố, mẹ, vợ, chồng…). Tuy nhiên, do các sự kiện pháp lý trong quá khứ mà họ bị tước quyền hưởng thừa kế, ví dụ:

    • Người bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe hoặc về hành vi ngược đãi nghiêm trọng, hành hạ người để lại di sản, xâm phạm nghiêm trọng danh dự, nhân phẩm của người đó;
    • Người vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ nuôi dưỡng người để lại di sản;
    • Người bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng người thừa kế khác nhằm hưởng một phần hoặc toàn bộ phần di sản mà người thừa kế đó có quyền hưởng;
    • Người có hành vi lừa dối, cưỡng ép hoặc ngăn cản người để lại di sản trong việc lập di chúc; giả mạo di chúc, sửa chữa di chúc, hủy di chúc, che giấu di chúc nhằm hưởng một phần hoặc toàn bộ di sản trái với ý chí của người để lại di sản.

Vậy, để chứng minh tư cách hưởng thừa kế hoặc từ chối tư cách thừa kế của người khác thì bạn cần có sự đánh giá của luật sư một cách tổng quát toàn bộ quá trình, diễn biến sự việc và cách đưa ra yêu cầu trong một vụ án tranh chấp về hàng thừa kế.

5. Phân chia di sản thừa kế: 

Việc phân chia di sản thừa kế hoặc giải quyết các tranh chấp dân sự nói chung đều trên tinh thần tôn trọng sự thoả thuận không trái luât của các bên tham gia dân sự, các thoả thuận không nhằm trốn tránh nghĩa vụ hoặc xâm phạm một cách bất hợp lý quyền, lợi ích của những người thế yếu (bị hạn chế năng lực, thể chất, khả năng lao động).

Toà án chỉ tham gia phán quyết trong trường hợp các bên không thể thoả thuận hoặc thoả thuận đó không hợp pháp. Pháp luật đã có quy định về cách phân chia di sản thừa kế trên tinh thần là những người thừa kế cùng hàng sẽ hưởng phần bằng nhau. Người thừa kế ở hàng sau chỉ hưởng thừa kế khi không còn người ở hàng trước.

Phán quyết phân chia di sản thừa kế không những phụ thuộc vào số lượng người thừa kế, nghĩa vụ của người chết để lại mà còn phụ thuộc vào tính chất của loại di sản (tài sản để lại).

Ví dụ: Có 05 người thừa kế chỉ có 01 chiếc ô tô thì đương nhiên không thể chia ô tô cho cả 5 người mỗi người 1 phần được. hoặc

Ví dụ: Có 1 cái nhà 100 m2 mà có 5 người thừa kế thì không thể chia mỗi người 20 m2 được?

Vậy trong trường hợp này phải chia như thế nào? ai sẽ là người được nhận bằng hiện vật và chi trả giá trị cho những người khác? Thông thường trong một vụ án chia thừa kế thì ai cũng muốn nhận di sản là hiện vật. Bởi lẽ, thông thường khi đã giải quyết tại toà án thì việc định giá của toà án nói chung sẽ khó có thể bảo đảm giá trị của tài sản được định giá sát 100% với thị trường giao dịch tài sản đó được.

Vậy, bạn cũng nên có sự tư vấn của luật sư để xác định rõ mong muốn, nguyện vọng và khả năng đạt được mong muốn, nguyện vọng đó khi chia thừa kế.

6. Vai trò của Luật sư CMA hỗ trợ pháp lý cho khách hàng trong vụ án thừa kế hoặc giải quyết chia thừa kế ngoài tố tụng toà án:

Bước 1: Tư vấn các vấn đề pháp lý có liên quan tới vụ án chia thừa kế.

Tham gia hoà giải, đối thoại, phát hành văn bản tư vấn pháp luật chung cho các hàng thừa kế với mong muốn hoà giải ngoài toà án để tránh các chi phí không đáng có phát sinh và việc giải quyết tranh chấp được thuận lợi, nhanh chóng.

Đối với vụ án thừa kế nói chung, các tranh chấp dân sự nói riêng, thì phương án khởi kiện tại toà án thường là phương án cuối cùng sau các lỗ lực đàm phán bất thành. Tuy nhiên, việc đàm phán thành công hay không cũng phụ thuộc một phần kinh nghiệm, hiểu biết của luật sư đối với từng vụ việc cụ thể, tính chất của từng loại tài sản thừa kế.

Không phải bất kỳ vụ án thừa kế nào người hưởng thừa kế cũng nên chọn phương án khởi kiện tại toà án ngay. Việc xác định thời điểm khởi kiện vụ án đôi khi có tính chất quyết định bạn có được chia di sản thừa kế hay không? hoặc tính chất phức tạp của vụ việc? thời hạn giải quyết có kéo dài hay không?

Bước 2: Thu thập hồ sơ, tài liệu, chứng cứ cần thiết cho việc khởi kiện tại toà án, ví dụ như: Hồ sơ liên quan tới di sản, quyền thừa kế, hàng thừa kế.

Tinh thần chung của pháp luật về tố tụng dân sự là người khởi kiện phải tự chứng minh cho yêu cầu khởi kiện của mình bằng các tài liệu do mình tự thu thập và cung cấp cho toà án. Vì vậy, trong trường hợp tài liệu chứng cứ không đầy đủ thì người khởi kiện có thể thua kiện mặc dù có di sản, có sự kiện thừa kế hoặc nếu có thì thời hạn giải quyết vụ việc có thể kéo dài nhiều năm.

Bước 3: Đại diện theo uỷ quyền nộp đơn khởi kiện tại toà án

Bước 4: Tham gia hoà giải tại toà án, tham gia tố tụng để bảo vệ quyền và lợi ích cho khách hàng

Bước 5: Đại diện thực hiện các thủ tục hành chính liên quan tới việc sang tên chủ sở hữu tài sản theo phán quyết của toà án hoặc yêu cầu thi hành án.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
- Advertisment -spot_img

Bài viết được quan tâm