Việc lập di chúc, chỉ định người thừa kế, phân chia di sản thừa kế cho từng người thừa kế… phụ thuộc vào ý chỉ của người lập di chúc. Chỉ có người lập di chúc có thể sửa đổi, bổ sung, thay thế, huỷ bỏ di chúc của mình.
Về việc vợ có quyền sử di chúc của chồng hay không, Luật sư CMA tư vấn như sau:
Điều 663 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định, vợ, chồng có thể lập di chúc chung để định đoạt tài sản chung. Di chúc chung hợp pháp phải có đủ các điều kiện quy định tại khoản 1 điều 652, cụ thể:
a) Người lập di chúc minh mẫn, sáng suốt trong khi lập di chúc; không bị lừa dối, đe dọa hoặc cưỡng ép.
b) Nội dung di chúc không trái pháp luật, đạo đức xã hội; hình thức di chúc không trái quy định của pháp luật.
Di chúc chung của vợ, chồng có hiệu lực từ thời điểm người sau cùng chết hoặc tại thời điểm vợ, chồng cùng chết. Khi vợ hoặc chồng muốn sửa đổi, bổ sung, thay thế, hủy bỏ di chúc chung thì phải được sự đồng ý của người kia. Nếu một người đã chết thì người kia chỉ có thể sửa đổi, bổ sung di chúc liên quan phần tài sản của mình.
Việc lập di chúc, chỉ định người thừa kế, phân chia di sản thừa kế cho từng người thừa kế… phụ thuộc vào ý chí của người lập di chúc. Chỉ có người lập di chúc mới có quyền sửa đổi, bổ sung, thay thế, huỷ bỏ di chúc của mình.
Như vậy, vợ không có quyền thay đổi di chúc của chồng dù là di chúc riêng hay di chúc chung của vợ chồng.
Dịch vụ tư vấn thừa kế tại hải phòng của Luật sư CMA:
- Tư vấn các vấn đề pháp lý có liên quan, thu thập hồ sơ, tài liệu;
- Soạn thảo di chúc;
- Đại diện thực hiện các thủ tục mở thừa kế;
- Nhận, trả kết quả công chứng, chứng thực di chúc