Thứ tư, Tháng mười một 20, 2024
spot_img
Trang chủLuật sư Tư vấnLuật sư tư vấn Thừa KếThừa kế của anh em cùng cha khác mẹ hoặc cùng mẹ...

Thừa kế của anh em cùng cha khác mẹ hoặc cùng mẹ khác cha

  1. Căn cứ pháp lý

2. Luật sư CMA tư vấn

2.1. Khái niệm anh em cùng cha khác mẹ 

Căn cứ vào Điểm e mục 4 Nghị quyết số 02/HĐTP ngày 19/10/1990 của Hội đồng thẩm phán TANDTC hướng dẫn áp dụng một số quy định của Pháp lệnh thừa kế năm 1990 quy định:
“Anh ruột, chị ruột, em ruột là anh, chị, em cùng mẹ hoặc cùng cha, nghĩa là một người mẹ sinh ra bao nhiêu người con thì bấy nhiêu người con đó đều là anh, chị, em ruột của nhau không phụ thuộc vào việc các người con đó cùng cha hay khác cha.

Cũng tương tự như vậy, một người cha sinh ra bao nhiêu con thì bấy nhiêu người con đó đều là anh, chị, em ruột của nhau, không phụ thuộc vào vào việc các người con đó cùng mẹ hay khác mẹ. Con riêng của vợ và con riêng của chồng thì không phải là anh, chị, em ruột của nhau”.

2.2. Quyền hưởng thừa kế của anh em cùng cha khác mẹ hoặc cùng mẹ khác cha

a) Hưởng di sản của nhau trong trường hợp có di chúc

Pháp luật về thừa kế hiện hành dựa trên cơ sở pháp luật luôn tôn trọng quyền định đoạt của người để lại di sản nên trường hợp nếu người để lại di sản mong muốn cho ai thừa kế di sản của mình thì pháp luật hoàn toàn không giới hạn.

Thừa kế theo di chúc được quy định tại Chương XXII, Bộ luật dân sự năm 2015 (từ điều 624 đến điều 648). Trong đó quy định cụ thể về các hình thức di chúc như: Di chúc miệng, di chúc bằng văn bản, di chúc bằng văn bản có người làm chứng và không có người làm chứng … Tóm lại, có thể hiểu rằng: Quyền định đoạt tài sản thông qua di chúc là quyền cơ bản của người có tài sản và được pháp luật bảo vệ.

Thừa kế theo di chúc là hình thức được ưu tiên cao nhất về thừa kế. Tức là, chỉ khi không có di chúc hoặc di chúc bị vô hiệu một phần hoặc toàn bộ thì mới xem xét đến việc định đoạt tài sản của người lập di chúc bằng hình thức khác

b) Hưởng di sản của nhau theo pháp luật

Theo quy định tại Điều 650 BLDS năm 2015: anh em cùng cha khác mẹ hoặc cùng mẹ khác cha có quyền hưởng thừa kế theo pháp luật trong các trường hợp sau:

–  Không có di chúc;

–  Di chúc không hợp pháp;

–  Những người thừa kế theo di chúc chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc; cơ quan, tổ chức được hưởng thừa kế theo di chúc không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế;

–  Những người được chỉ định làm người thừa kế theo di chúc mà không có quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.

Việc chia di sản thừa kế được thực hiện theo thứ tự quy định tại điều 651 BLDS năm 2015:

  • Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;
  • Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại.

Như vậy, anh em cùng cha khác mẹ  hoặc cùng mẹ khác cha còn sống tại thời điểm mở thừa kế được hưởng di sản của nhau, khi không còn ai ở hàng thừa kế thứ nhất của anh em cùng cha khác mẹ hoặc cùng mẹ khác cha và đồng thời người anh (em) này không thuộc trường hợp không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hay từ chối nhận di sản thì hoàn toàn được quyền hưởng di sản của anh em cùng cha khác mẹ của mình theo đúng quy định của pháp luật.

2.3. Con riêng của cha dượng, mẹ kế sống cùng nhau có được hưởng thừa kế của nhau không hoặc giữa con nuôi và con đẻ có được thừa kế của nhau? 

Ngày nay, việc con riêng của cha dượng, mẹ kế cùng sống với nhau cùng một nhà không phải là việc ít gặp. Cùng thời gian sinh sống, hoàn cảnh sống những người anh em không cùng huyết thống này cũng phát sinh tình cảm như những người anh, em bình thường.

Đối với trường hợp giữa con nuôi và con đẻ đều là con của một người. Con nuôi là con pháp lý, được xác lập quan hệ theo một sự kiện pháp lý nhận con nuôi. Đối với nhiều gia đình, con nuôi được nuôi dưỡng như con đẻ và có tình cảm như anh em ruột.

Tuy nhiên, đến thời điểm hiện tại pháp luật không có quy định về quyền thừa kế của con riêng của cha dượng, mẹ kế không cùng huyết thống, con đẻ và con nuôi.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
- Advertisment -spot_img

Bài viết được quan tâm