Thứ Bảy, Tháng Bảy 27, 2024
spot_img
Trang chủLuật sư Tư vấnLuật sư tư vấn Hợp đồngĐiều kiện có hiệu lực của Hợp đồng theo quy định của...

Điều kiện có hiệu lực của Hợp đồng theo quy định của Bộ luật dân sự

Công ty Luật CMA - Hotline: 0986.057.998 - 0944.296.698

Hợp đồng là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự. Căn cứ trên nội dung giao dịch, chủ thể, hợp đồng được chia ra nhiều loại, theo cách gọi khác nhau.

Để hợp đồng có hiệu lực pháp luật thì phải đáp ứng các điều kiện chung theo quy định của Bộ luật dân sự, cụ thể:

Thứ nhất, về chủ thể của hợp đồng:

Chủ thể của hợp đồng phải là người có năng lực pháp luật, năng lực hành vi dân sự phù hợp với hợp đồng được xác lập. Ví dụ: Đối với hợp đồng lao động thì phải trên 18 tuổi, trường hợp từ 15 đến dưới 18 thì chỉ được giao kết một số loại công việc nhất định và phải được sự đồng ý của người giám hộ.

Người giao kết hợp đồng có thể là chính chủ thể của hợp đồng hoặc người đại diện theo uỷ quyền. Việc đại diện theo uỷ quyền phải được lập thành văn bản và không vượt quá phạm vi uỷ quyền.

Ví dụ: Đối với các doanh nghiệp có quy mô lớn thường có uỷ quyền thường xuyên với hạn mức giá trị của giao dịch theo quy chế nội bộ. Vậy trong trường hợp này khi thoả thuận, giao kết hợp đồng phải xác định rõ phạm được phép thoả thuận, giao kết, giá trị của giao dịch.

Thứ hai, ý chí của chủ thể giao kết hợp đồng:

Tự nguyện trong giao dịch dân sự là một trong các tiêu chí hàng đầu, việc không tự nguyện dẫn tới Hợp đồng vô hiệu.

Làm thế nào để xác định, bảo đảm một người một người lúc giao kết hợp đồng theo cách quan sát bình thường thì thấy rằng họ hoàn toàn tự nguyện, không bị ép buộc, để tránh sau này khi tranh chấp thì chính họ lại nói, lại ra các lý do chứng minh cho việc mình bị lừa dối, ép buộc hoặc nhầm lẫn khi ký kết hợp đồng đó. Đây là biện pháp, kỹ thuật của người làm hợp đồng và tiến hành việc ký kết hợp đồng. Thông thường có thể lựa chọn hình thức công chứng, chứng thực hoặc người làm chứng hoặc thậm chí là quay lại hình ảnh diễn biến quá trình ký kết, đọc, kiểm tra hợp đồng.

Thứ ba, mục đích, nội dung của hợp đồng không vi phạm điều cấm của pháp luật, không trái đạo đức xã hội:

Mục đích của hợp đồng là cái mà các bên tham gia giao dịch, thoả thuận, thực hiện hợp đồng hướng tới.

Ví dụ: Công ty môi giới bất động sản ký hợp đồng thoả thuận môi giới căn hộ A (nhà ở hình thành trong tương lai) cho cá nhân B với nội dung sẽ kết nối để B ký hợp đồng với chủ đầu tư khi các điều kiện mở bán của căn hộ là chưa được đáp ứng theo quy định của pháp luật. Điều kiện là B phải thực hiện nghĩa vụ thanh toán theo tiến độ như hướng dẫn của công ty môi giới. Sau đó, Công ty môi giới chuyển tiền cho chủ đầu tư. Mục đích chính của hợp đồng này là nhằm huy động vốn góp của người mua nhà ở hình thành trong tương lai được che dấu, biến tướng dưới hình thức hợp đồng môi giới. Việc huy động vốn này là vi phạm quy định cấm của Luật Nhà ở, Luật kinh doanh bất động sản. Vì vậy, về nguyên tắc hợp đồng này sẽ vô hiệu.

Nội dung của hợp đồng: Nội dung của hợp đồng là các thoả thuận, điều khoản, điều kiện của hai bên tham gia giao dịch về: đối tượng, quyền, nghĩa vụ, các chế tài và các tình huống dự trù, ứng xử khi phát sinh. Nội dung của hợp đồng không chỉ cần phải không vi phạm pháp luật, đạo đức xã hội mà phải là đối tượng, công việc có thể thực hiện được.

Thứ tư, hình thức của hợp đồng:

Theo đối tượng của hợp đồng mà pháp luật có quy định những trường hợp hợp đồng bắt buộc phải được lập thành văn bản hoặc/và phải được công chứng, chứng thực mới đảm bảo tính pháp lý của hợp đồng. Tuy nhiên, có những trường hợp đặc biệt không thoả mãn hình thức của hợp đồng nhưng các bên đã thực hiện quá 2/3 nghĩa vụ của hợp đồng thì được công nhận.

Việc hiểu, lựa chọn hình thức của hợp đồng để tránh các tranh chấp, rủi ro hoặc chi phí phát sinh không cần thiết của một bên khi phải lựa chọn các phương thức giải quyết tranh chấp để bảo đảm quyền lợi cho mình.

Ví dụ: Trong hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất, các bên ký hợp đồng mua bán viết tay (mặc dù đã thanh toán xong tiền), bàn giao tài sản. Nhưng dựa trên hợp đồng này thì chắc chắn các cơ quan hành chính sẽ từ chối thực hiện thủ tục sang tên cho người mua. Vậy, trong tình huống này người bán, người mua không thể ký lại hợp đồng dưới hình thức pháp luật quy định thì người mua bắt buộc phải thông qua thủ tục toà án để yêu cầu công nhận hợp đồng. Điều này sẽ dẫn tới thiệt hại về thời gian, chi phí tố tụng không cần thiết.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
- Advertisment -spot_img

Bài viết được quan tâm