Thứ bảy, Tháng mười 5, 2024
spot_img
Trang chủLuật sư Tư vấnLuật sư tư vấn Hợp đồngThực hiện hợp đồng theo quy định của Bộ luật dân sự,...

Thực hiện hợp đồng theo quy định của Bộ luật dân sự, Luật Thương mại

Theo Điều 385 Bộ luật Dân sự 2015, Hợp đồng là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự. Kết quả của việc thoả thuận, xây dựng, soạn thảo, ký kết hợp đồng là việc thực hiện hợp đồng có thuận lợi hay không? Thực tế, nếu các bên đều thiện chí, chia sẻ lợi ích, luôn giữ tư thế bình đẳng, công bằng từ khi soạn thảo, ký kết hợp đồng đến thực hiện hợp đồng thì hợp đồng sẽ ít khi có vấn để tranh chấp. Tuy nhiên, trên thực tế thì thường không phải như vậy, vì mục đích, lợi ích của các bên khi thực hiện hợp đồng có thể tạo ra xung đột hoặc mất cân bằng về lợi ích, các biện pháp bảo đảm hoặc rủi ro phát sinh. Do, các bên không chỉ có quan hệ kinh tế với nhau mà có thể đan chéo nhiều mối quan hệ kinh tế khác hoặc hợp đồng này là nền tảng, cơ sở cho một hợp đồng, một quan hệ kinh tế khác với bên thứ ba.

Về nguyên tác chung: Khi thực hiện hợp đồng dân sự, các bên tham gia hợp đồng phải thực hiện đúng, đầy đủ các điều khoản về đối tượng, địa điểm, thời hạn, phương thức,  các thỏa thuận khác mà nội dung của hợp đồng đã xác định trên tinh thần hợp tác, thiện chí và không vi phạm lợi ích công cộng, quyền, lợi ích hợp pháp của người thứ ba.

Việc triển khai tất cả các nội dung mà các bên đã cam kết trong hợp đồng, thực hiện hợp đồng là một hệ quả tất yếu của việc giao kết hợp đồng. Do đó, nếu khâu soạn thảo, xây dựng hợp đồng càng chi tiết thì sẽ càng đơn giản trong việc thực hiện, ít phát sinh tranh chấp và ngược lại. Tuy nhiên, thực tế khâu soạn thảo hợp đồng thì không phải lúc nào cũng có thể dự trù hết được 100% các tình huống có thể phát sinh trong tương lai.

Đối với việc thực hiện hợp đồng, căn cứ theo loại nghĩa vụ của hợp đồng mà bộ luật dân sự chia ra hợp đồng đơn vụ và hợp đồng song vụ.

Đối với hợp đồng đơn vụ: Bên có nghĩa vụ phải thực hiện nghĩa vụ đúng như đã thỏa thuận, chỉ được thực hiện trước hoặc sau thời hạn nếu được bên có quyền đồng  ý (Điều 409 Bộ luật dân sự 2015). Bộ luật dân sự quy định đơn giản về việc thực hiện nghĩa vụ trong hợp đồng đơn vụ. Thường các hợp đồng đơn vụ (hợp đồng nghĩa vụ một phía) do đó tính chất phức tạp, khả năng tranh chấp trong hợp đồng cũng sẽ ít xảy ra hơn khi chỉ một bên có nghĩa vụ còn bên còn lại là bên có quyền.

Đối với thực hiện hợp đồng song vụ, là loại hợp đồng phức tạp, phát sinh nhiều tình huống, có thể dẫn tới mâu thuẫn, đối nghịch lợi ích hoặc tranh chấp, vì vậy, pháp luật có quy định một cách chặt chẽ hơn, cụ thể:

Về nguyên tắc chung thực hiện nghĩa vụ trong hợp đồng song vụ là các bên phải đồng thời thực hiện nghĩa vụ với nhau. Đối với trường hợp nghĩa vụ của các bên không tương xứng thì bên có nghĩa vụ mất nhiều thời gian hơn để thực hiện phải thực hiện nghĩa vụ trước. Do đó, đối với trường hợp việc soạn thảo, xây dựng hợp đông có thể chi tiết nội dung, tiến trình, thời gian, điều kiện, tiêu chuẩn để một bên thực hiện nghĩa vụ hợp đồng của mình với bên còn lại thì sẽ là tốt nhất, tránh tranh chấp hợp đồng không cần thiết.

Khi đến thời điểm, thời hạn thực hiện nghĩa vụ trong hợp đồng do các bên đã thoả thuận trước, thì bên có nghĩa vụ phải thực hiện nghĩa vụ của mình trừ trường hợp:

  • Hoãn thực hiện nghĩa vụ do:

i) Bên có nghĩa vụ nhận thấy rằng, khả năng thực hiện nghĩa vụ của bên còn lại bị giảm sút nghiêm trọng đến mức không thể thực hiện được nghĩa vụ như đã cam kết cho đến khi bên kia có khả năng thực hiện được nghĩa vụ hoặc có biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ; hoặc

ii) Bên phải thực hiện nghĩa vụ sau có quyền hoãn thực hiện nghĩa vụ đến hạn nếu bên thực hiện nghĩa vụ trước chưa thực hiện nghĩa vụ của mình khi đến hạn.. Trên thực tế, để chứng minh nội dung này không phải dễ, do tính bảo mật thông tin của các bên và khả năng tiếp cận thông tin của bên còn lại. Vì vậy, để tốt nhất thì hợp đồng cần có những nội dung về trường hợp hoãn thực hiện nghĩa vụ của một bên khi nhận thấy tình trạng hoặc dấu hiệu của bên còn lại hoặc vi phạm của một bên.

Đối với hợp đồng thương mại, luật thương mại quy định trường hợp này là tạm ngừng thực hiện hợp đồng. Việc tạm ngừng thực hiện hợp đồng thương mại được quy định trong 2 trường hợp: i) Xảy ra sự kiện tạm ngừng thực hiện hợp đồng do các bên đã thoả thuận trước trong hợp đồng; ii) Một bên vi phạm cơ bản nghĩa vụ hợp đồng. Theo đó, phạm vi quy định tạm dừng của Luật thương mại 2005 hẹp hơn so với bộ luật dân sự.
  • Không thực hiện được nghĩa vụ do lỗi của bên còn lại hoặc không thực hiện được nghĩa vụ không do lỗi của các bên.
  • Hợp đồng vì lợi ích của bên thứ ba và bên thứ ba từ chối nhận lợi ích trước khi bên có nghĩa vụ thực hiện nghĩa vụ của mình.

Đối hợp đồng vì lợi ích của bên thứ ba: i) Các bên không được sửa đổi hợp đồng vì lợi ích của bên thứ ba khi bên thứ ba đã đồng ý thụ hưởng; ii) Người thứ ba thì người thứ ba có quyền trực tiếp yêu cầu bên có nghĩa vụ phải thực hiện nghĩa vụ đối với mình, trừ trường hợp các bên có tranh chấp; iii) Trường hợp bên thứ ba từ chối nhận lợi ích trước khi bên có nghĩa vụ thực hiện hợp đồng thì hợp đồng coi như huỷ bỏ, nếu bên thứ ba từ chối sau khi bên có nghĩa vụ đã thực hiện nghĩa vụ thì có quyền yêu cầu bên còn lại thực hiện nghĩa vụ với mình theo thoả thuận trong hợp đồng.

Bộ luật dân sự còn quy định về việc thực hiện hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi cơ bản (tham khảo bài viết: sửa đổi, huỷ bỏ hợp đồng do hoàn cảnh thay đổi cơ bản).

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
- Advertisment -spot_img

Bài viết được quan tâm