Thứ Sáu, Tháng Ba 29, 2024
spot_img
Trang chủLuật sư Tư vấnLuật sư tư vấn Thừa KếSang tên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (Sổ đỏ) do...

Sang tên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (Sổ đỏ) do nhận thừa kế Hải Phòng

Công ty luật CMA - 135 Lê Thánh Tông, Máy Chai, Ngô Quyền, Hải Phòng. Mọi thắc mắc xin vui lòng liên hệ đến hotline 0986.057.998 - 0944.296.698 (Luật sư Bá Châu - Luật sư Hà My) hoặc email: congtyluatcma@gmail.com

Quyền sử dụng đất (QSDĐ) được xem là một trong những di sản thừa kế lớn nhất do người chết để lại cho những người còn sống. Người hưởng thừa kế có thể được thừa kế hợp pháp QSDĐ này thông qua di chúc hoặc theo thừa kế pháp luật nếu người chết không để lại di chúc. Sau khi được thừa kế, người nhận cần tiến hành thủ tục sang tên, xin cấp sổ đỏ mới (thủ tục đăng ký biến động đất đai) theo quy định pháp luật. Tuy nhiên do tính phức tạp cũng như sự khác nhau về quy định giữa các quận (huyện) mà không ít người gặp phải rắc rối, tốn nhiều thời gian cũng như công sức để có được giấy chứng nhận QSDĐ mới. Vì vậy, trong bài viết này, mình chỉ đề cập đến thủ tục xin cấp mới giấy chứng nhận quyền sử dụng đất do nhận thừa kế theo pháp luật.

Trước tiên, để thực hiện thủ tục xin cấp sổ mới do nhận thừa kế thì những người đồng thừa kế cần phải làm làm thủ tục kê khai di sản thừa kế tại UBND cấp xã nơi có di sản hoặc tại văn phòng công chứng. Hồ sơ gồm:

– Sơ yếu lý lịch của người được nhận di sản thừa kế (bản sao)

– CMND/ hộ chiếu, hộ khẩu của những người sau: người chết và của mình (bản sao)

– Hợp đồng ủy quyền hoặc giấy ủy quyền (trong trường hợp xác lập giao dịch thông qua người đại diện)

– Giấy chứng tử của người chết (bản sao)

– Di chúc (bản sao) nếu có để lại di chúc

– Các giấy tờ chứng minh mối quan hệ của người thừa kế và người chết…

– Giấy tờ chứng minh quyền sử dụng, quyền sở hữu tài sản là di sản thừa kế (giấy chứng nhận QSDĐ, quyền sở hữu nhà ở, giấy phép mua bán, hợp thức hóa nhà do Ủy ban nhân dân quận, huyện cấp , sổ tiết kiệm, cổ phiếu, giấy chứng nhận cổ phần…).

Sau khi kiểm tra hồ sơ thấy đầy đủ, phù hợp quy định của pháp luật, cơ quan công chứng tiến hành niêm yết công khai tại trụ sở Uỷ ban nhân dân cấp xã, nơi thường trú trước đây của người để lại di sản; trong trường hợp không có nơi thường trú, thì niêm yết tại Uỷ ban nhân dân cấp xã, nơi tạm trú có thời hạn của người đó. Nếu không xác định được cả hai nơi này, thì niêm yết tại Uỷ ban nhân dân cấp xã, nơi có bất động sản của người để lại di sản.

Sau 15 ngày niêm yết thông tin nếu không tranh chấp, tố cáo hay khiếu nại gì thì tiến hành lập văn bản khai nhận và phân chia dia sản thừa kế tại UBND cấp xã nơi niêm yết hoặc văn phòng công chứng.

Nếu Giấy chứng nhận (Sổ đỏ) được cấp từ nhiều năm về trước thì phải đo vẽ lại diện tích thửa đất xem có sự thay đổi gì không.

Tiếp theo, chuẩn bị 01 bộ hồ sơ bao gồm:

  1. Tờ khai đăng ký biến động, tờ khai thuế thu nhập cá nhân và lệ phí trước bạ;
  2. Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất;
  3. Giấy chứng tử của người để lại di sản (bản sao công chứng);
  4. Các giấy tờ liên quan thể hiện mối quan hệ giữa những được hưởng di sản với người để lại di sản để được miễn thuế thu nhập cá nhân như: Giấy xin xác nhận mối quan hệ (Bản gốc), Sổ hộ khẩu, Giấy khai sinh…
  5. CMND/CCCD của các đồng thừa kế (bản sao công chứng);
  6. Văn bản khai nhận và phân chia di sản thừ kế (bản sao công chứng);
  7. Văn bản từ chối di sản thừa kế (nếu có-bản sao công chứng);
  8. Bản mô tả gianh giới thửa đất;
  9. Biên lai thuế đất phi nông nghiệp hoặc giấy xác nhận miễn nếu thuộc trường hợp được miễn thuế;
  10. Hợp đồng uỷ quyền (nếu có)
  11. Sơ yếu lý lịch của người nhận thừa kế
  12. Thông báo niêm yết (bản sao công chứng)
  13. CMND/CCCD của người được uỷ quyền (bản sao công chứng).

Sau khi chuẩn bị đầy đủ hồ sơ, công dân mang đến bộ phận một cửa của UBND quận/huyện nơi có đất để nộp. Cán bộ nhận hồ sơ sẽ trả phiếu hẹn thời gian lấy kết quả. Do nhận thừa kế nên sẽ không phải mất lệ phí trước bạ và thuế thu nhập cá nhân. Mặc dù vậy thì sau khi nộp hồ sơ khoảng từ 7 đến 10 ngày cán bộ thuế sẽ gọi điện cho công dân lên lấy thông báo thuế và công dân tự mình nộp thông báo thuế tại nơi đã nộp hồ sơ trước đó.

Thời gian giải quyết: Để đỡ mất công đi lại thì công dân tra kết quả theo các hướng dẫn ghi trên phiếu hẹn trả kết quả. Thời gian cho thủ tục này là từ 2 đến 3 tháng.

Thẩm quyền cấp giấy chứng nhận: Sở tài nguyên và môi trường.

Lệ phí: Thu theo quy định của nhà nước.

Địa điểm thực hiện:

Người dân sẽ nộp hồ sơ tại Bộ phận một cửa thuộc UBND quận/huyện nơi có đất. Tại Hải Phòng đó là các địa điểm sau:

  1. Bộ phận một cửa của UBND huyện Kiến Thụy, địa chỉ ĐT402, TT. Núi Đối, huyện Kiến Thụy, Hải Phòng.
  2. Bộ phận một cửa của UBND huyện An Lão, địa chỉ số 14 Nguyễn Văn Trỗi, TT. An Lão, huyện An Lão, Hải Phòng.
  3. Bộ phận một cửa của UBND huyện Tiên Lãng, địa chỉ Khu 2 thị trấn Tiên Lãng , huyện Tiên Lãng, Hải Phòng.
  4. Bộ phận một cửa của UBND huyện Vĩnh Bảo, địa chỉ Số 08 đường 20/8, thị trấn Vĩnh Bảo, huyện Vĩnh Bảo, thành phố Hải Phòng.
  5. Bộ phận một cửa của UBND huyện Vĩnh Bảo, địa chỉ Số 08 đường 20/8, thị trấn Vĩnh Bảo, huyện Vĩnh Bảo, thành phố Hải Phòng
  6. Bộ phận một cửa của UBND huyện Cát Hải, địa chỉ số 1- đường Hà Sen – Thị trấn Cát Bà – Huyện Cát Hải – Hải Phòng.
  7. Bộ phận một cửa của UBND quận Hải An, địa chỉ đường Lê Hồng Phong, Đằng Lâm, Hải An, Hải Phòng.
  8. Bộ phận một cửa của UBND quận Hồng Bàng, địa chỉ Số 6 Hồng Bàng, Sở Dầu, Hồng Bàng, Hải Phòng.
  9. Bộ phận một cửa của UBND quận Ngô Quyền, địa chỉ 19 Đường Đà Nẵng, Máy Tơ, Ngô Quyền, Hải Phòng.
  10. Bộ phận một cửa của UBND quận Lê Chân, địa chỉ 10 Hồ Sen, Trại Cau, Lê Chân, Hải Phòng.
  11. Bộ phận một cửa của UBND quận Kiến An, địa chỉ số 2 Cao Toàn, Trần Thành Ngọ, Kiến An, Hải Phòng.
  12. Bộ phận một cửa của UBND huyện An Dương, địa chỉ 15 ĐT351, TT. An Dương, An Dương, Hải Phòng.
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
- Advertisment -spot_img

Bài viết được quan tâm