Thứ Bảy, Tháng Bảy 27, 2024
spot_img
Trang chủĐăng ký kinh doanhThành lập Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Hải...

Thành lập Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Hải Phòng

  1. Cơ sở pháp lý:
  • Biểu cam kết của Việt Nam khi gia nhập WTO trong lĩnh vực thương mại và dịch vụ
  • Luật Đầu tư năm 2014
  • Luật Doanh nghiệp năm 2014
  • Nghị định số 118/2015/NĐ-CP

2. Luật sư tư vấn:

2.1. Điều kiện thành lập doanh nghiệp vốn đầu tư nước ngoài tại Hải Phòng

Trước khi thành lập công ty, nhà đầu tư nước ngoài phải có dự án đầu tư và thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư theo quy định pháp luật và đáp ứng các điều kiện sau:

  • Được mua số lượng cổ phần, vốn góp không hạn chế trừ các trường hợp sau:
  • Công ty niêm yết, công ty đại chúng, tổ chức kinh doanh chứng khoán và các quỹ đầu tư chứng khoán theo quy định của pháp luật về chứng khoán:
  • Trường hợp Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên có quy định về tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài, thì thực hiện theo quy định của Điều ước quốc tế;
  • Trường hợp công ty đại chúng hoạt động trong ngành, nghề đầu tư kinh doanh mà pháp luật có quy định về tỷ lệ sở hữu nước ngoài thì thực hiện theo quy định tại pháp luật đó;
  • Đối với công ty đại chúng hoạt động trong ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện áp dụng đối với nhà đầu tư nước ngoài mà chưa có quy định cụ thể về sở hữu nước ngoài, thì tỷ lệ sở hữu nước ngoài tối đa là 49%;
  • Trường hợp công ty đại chúng hoạt động đa ngành, nghề, có quy định khác nhau về tỷ lệ sở hữu nước ngoài, thì tỷ lệ sở hữu nước ngoài không vượt quá mức thấp nhất trong các ngành, nghề (mà công ty đó hoạt động) có quy định về tỷ lệ sở hữu nước ngoài, trừ trường hợp điều ước quốc tế có quy định khác;
  • Đối với công ty đại chúng không thuộc các trường hợp trên, tỷ lệ sở hữu nước ngoài là không hạn chế, trừ trường hợp Điều lệ công ty có quy định khác.
  • Doanh nghiệp nhà nước cổ phần hóa hoặc chuyển đổi sở hữu theo hình thức khác thực hiện theo quy định của pháp luật về cổ phần hóa và chuyển đổi doanh nghiệp nhà nước. trường hợp pháp luật không có quy định, tỷ lệ này thực hiện theo quy định như đối với tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài tại công ty đại chúng;
  • Trường hợp khác theo điều ước quốc tế (nếu có).
  • Tuân thủ về: Hình thức đầu tư, phạm vi hoạt động theo quy định của pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế.

2.2. Thủ tục thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài tại Hải Phòng

Bước 1:  Đăng ký giới thiệu địa điểm đầu tư trong trường hợp Nhà đầu tư chưa xác định được địa điểm đầu tư.

Nhà đầu tư thực hiện thủ tục đăng ký giới thiệu địa điểm đầu tư để được giới thiệu địa điểm phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế xã hội và quy hoạch phát triển ngành của tỉnh, trên cơ sở xem xét các yếu tố liên quan đến ngành nghề, diện tích, bảo vệ môi trường.

  • Thẩm quyền giải quyết: Sở Kế hoạch và Đầu tư
  • Thời hạn giải quyết: không quá 15 ngày làm việc đối với dự án ngoài các Khu, cụm công nghiệp; 03 ngày làm việc đối với dự án trong các Khu công nghiệp, Khu kinh tế, Khu công nghệ cao, kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ, không kể thời gian điều chỉnh, bổ sung hồ sơ.
  • Hồ sơ đăng ký giới thiệu địa điểm đầu tư tại Hải Phòng:
    • Văn bản đề nghị giới thiệu địa điểm đầu tư
    • Nội dung giải trình dự án
    • Chứng minh thư nhân dân hoặc giấy tờ tùy thân khác của chủ đầu tư

Bước 2: Xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư tại Hải Phòng

a.  Điều kiện Cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư tại Hải Phòng:

  • Dự án không thuộc diện phải xin quyết định chủ trương đầu tư;
  • Dự án không thuộc ngành nghề cấm đầu tư kinh doanh tại Việt Nam;
  • Đáp ứng điều kiện đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài với ngành nghề tương ứng.

b.  Thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư tại Hải Phòng

  • Sở Kế hoạch và Đầu tư đối với các dự án đầu tư sau:
    • Dự án đầu tư ngoài khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế;
    • Dự án đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao và dự án đầu tư trong khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao tại những địa phương chưa thành lập Ban Quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất và khu công nghệ cao.
  • Ban quản lý các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao và khu kinh tế đối với các dự án đầu tư trong khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế, gồm:
    • Dự án đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao;
    • Dự án đầu tư thực hiện trong khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế.
  • Sở Kế hoạch và Đầu tư nơi nhà đầu tư đặt hoặc dự kiến đặt trụ sở chính hoặc văn phòng điều hành để thực hiện dự án đầu tư tiếp nhận, cấp, điều chỉnh, thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với dự án đầu tư sau đây:
    • Dự án đầu tư thực hiện trên địa bàn nhiều tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
    • Dự án đầu tư thực hiện đồng thời ở trong và ngoài khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao và khu kinh tế.

c.  Hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư tại Hải Phòng

  • Văn bản đề nghị thực hiện dự án đầu tư;
  • Bản sao chứng minh nhân dân/ thẻ căn cước hoặc hộ chiếu đối với nhà đầu tư là cá nhân; bản sao Giấy chứng nhận thành lập hoặc tài liệu tương đương khác xác nhận tư cách pháp lý đối với nhà đầu tư là tổ chức;
  • Đề xuất dự án đầu tư bao gồm các nội dung: nhà đầu tư thực hiện dự án, mục tiêu đầu tư, quy mô đầu tư, vốn đầu tư và phương án huy động vốn, địa điểm, thời hạn, tiến độ đầu tư, nhu cầu về lao động, đề xuất hưởng ưu đãi đầu tư, đánh giá tác động, hiệu quả kinh tế – xã hội của dự án;
  • Bản sao một trong các tài liệu sau: Báo cáo tài chính 02 năm gần nhất của nhà đầu tư; cam kết hỗ trợ tài chính của công ty mẹ; cam kết hỗ trợ tài chính của tổ chức tài chính; bảo lãnh về năng lực tài chính của nhà đầu tư; tài liệu thuyết minh năng lực tài chính của nhà đầu tư;
  • Đề xuất nhu cầu sử dụng đất; trường hợp dự án không đề nghị Nhà nước giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất thì nộp bản sao thỏa thuận thuê địa điểm hoặc tài liệu khác xác nhận nhà đầu tư có quyền sử dụng địa điểm để thực hiện dự án đầu tư;
  • Giải trình về sử dụng công nghệ đối với dự án đầu tư đối với dự án có sử dụng công nghệ thuộc Danh mục công nghệ hạn chế chuyển giao theo quy định của pháp luật về chuyển giao công nghệ gồm các nội dung: Tên công nghệ, xuất xứ công nghệ, sơ đồ quy trình công nghệ; thông số kỹ thuật chính, tình trạng sử dụng của máy móc, thiết bị và dây chuyền công nghệ chính;
  • Hợp đồng hợp tác kinh doanh (BCC) trong trường hợp đầu tư theo hợp đồng BCC.
  • Thời hạn giải quyết: Trong thời hạn 15 ngày từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền sẽ cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư. Nếu từ chối thì cũng sẽ có văn bản gửi cho nhà đầu tư nước ngoài nêu rõ lý do từ chối.

Bước 3: Thành lập doanh nghiệp/tổ chức kinh tế trên cơ sở giấy chứng nhận đầu tư tại Hải Phòng

  • Cơ quan có thẩm quyền giải quyết: Sở Kế hoạch và Đầu tư
  • Hồ sơ, trình tự, thủ tục thành lập tổ chức kinh tế thực hiện theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp hoặc pháp luật khác tương ứng với từng loại hình tổ chức kinh tế. Cơ quan đăng ký kinh doanh không được yêu cầu nhà đầu tư nộp thêm bất kỳ loại giấy tờ nào khác ngoài hồ sơ theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp hoặc pháp luật khác tương ứng với từng loại hình tổ chức kinh tế; không xem xét lại nội dung đã được quy định tại Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.
  • Vốn điều lệ của tổ chức kinh tế do nhà đầu tư nước ngoài thành lập để thực hiện dự án đầu tư không nhất thiết phải bằng vốn đầu tư của dự án đầu tư. Tổ chức kinh tế thành lập theo quy định thực hiện góp vốn và huy động các nguồn vốn khác để thực hiện dự án đầu tư theo tiến độ quy định tại Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.

Bước 4: Xin cấp các loại giấy phép đủ điều kiện kinh doanh với lĩnh vực đầu tư:

Ví dụ: Xin cấp Giấy phép kinh doanh đối với công ty bán lẻ hàng hóa trực tiếp tới người tiêu dùng do Sở Công thương nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính cấp, Giấy phép lập cơ sở bán lẻ hoặc Giấy phép chuyên ngành của Bộ theo các lĩnh vực hoạt động đặc thù như: Đào tạo, Lữ hành, Kiểm toán, pháp lý, Y tế….

Bước 5: Mở tài khoản

Sau khi hoàn tất việc thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài, công ty cần mở tài khoản đầu tư tại ngân hàng. Sau đó, nhà đầu tư gửi tiền vào tài khoản đầu tư của công ty tương ứng với số vốn góp của mình.

Bước 6: Triển khai thực hiện dự án:

Thực hiện các thủ tục để triển khai dự án đầu tư  bao gồm: Thủ tục về quyền sử dụng đất, thủ tục môi trường, thủ tục cấp phép xây dựng và các thủ tục liên quan khác.

  • Thủ tục về quyền sử dụng đất (nếu có):
    • Ký quỹ bảo đảm thực hiện dự án: 1 – 3% tổng vốn đầu tư tùy thuộc quy mô, tính chất và tiến độ của dự án trước khi được giao đất, cho thuê đất, cho chuyển đổi mục đích sử dụng đất.
    • Nhà đầu tư thực hiện 01 trong 04 loại thủ tục: Thủ tục giao đất đã giải phóng mặt bằng; Thủ tục giao đất chưa giải phóng mặt bằng; Thủ tục cho thuế đất đã giải phóng mặt bằng; Thủ tục cho thuê đất chưa giải phóng mặt bằng.
    • Nhà đầu tư lập thủ tục đề nghị được giao hoặc cho thuê đất để thực hiện dự án sau khi đất thuộc diện thu hồi đã được thu hồi.
    • Cơ quan có thẩm quyền giải quyết: UBND cấp tỉnh
    • Cơ quan nhận hồ sơ, xử lý và giao trả kết quả: Sở Tài nguyên và môi trường
    • Thời gian giải quyết: Từ 12 đến 20 ngày làm việc tùy từng loại thủ tục, kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
  • Thủ tục về môi trường (nếu có):
    • Nhà đầu tư cần thiết lập Báo cáo đánh giá tác động của môi trường (ĐTM) hoặc Đăng ký cam kết bảo vệ môi trường theo quy định để được thẩm định hoặc cấp phiếu xác nhận cam kết bảo vệ môi trường làm cơ sở cho việc lập các thủ tục về sử dụng đất và nghiệm thu đưa công trình vào sử dụng.
    • Cơ quan có thẩm quyền giải quyết là UBND cấp tỉnh đối với Báo cáo (ĐTM); UBND các huyện đối với Đăng ký cam kết bảo vệ môi trường; Ban quản lý đối với các dự án trong Khu công nghiệp, Khu kinh tế, Khu công nghệ cao.
    • Cơ quan nhận hồ sơ và giao trả kết quả là Sở Tài nguyên và Môi trường đối với Báo cáo (ĐTM); Văn phòng UBND cấp huyện đối với Đăng ký cam kết bảo vệ môi trường; Ban quản lý đối với các dự án trong Khu công nghiệp, Khu kinh tế, Khu công nghệ cao.
    • Thời gian giải quyết hồ sơ không quá 30 ngày làm việc đối với Báo cáo (ĐTM) và 5 ngày làm việc đối với Đăng ký cam kết bảo vệ môi trường, kể từ khi nhận đủ hồ sơ.
  • Thủ tục xây dựng (nếu có)
    • Thủ tục đề nghị cấp Giấy phép xây dựng: Trong trường hợp nhà đầu tư có yêu cầu xây dựng công trình riêng lẻ của dự án đầu tư không là dự án khu dân cư, khu, cụm công nghiệp khu kinh tế…
    • Cơ quan có thẩm quyền giải quyết:

Sở Xây dựng đối với các công trình cấp đặc biệt, cấp 1 theo phụ lục 01 Nghị định số 209/2004/NĐ-CP; Di tích lịch sử văn hóa, tượng đài quảng cáo tranh hoành tráng; Các công trình trên các tuyến, trục đường chính đô thị thuộc cấp tỉnh quản lý;

UBND cấp huyện cấp phép đối với các công trình còn lại.

    • Thời gian giải quyết: không quá 10 ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ, không kể thời gian điều chỉnh, bổ sung hồ sơ.
    • Phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch chi tiết xây dựng: Nhà đầu tư có yêu cầu xây dựng công trình không phải là các dự án đầu tư Khu, cụm công nghiệp cần lập thủ tục trình phê duyệtnhiệm vụ quy hoạch chi tiết.
    • Cơ quan có thẩm quyền giải quyết:

UBND cấp tỉnh phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/2000 cho các khu chức năng của đô thị loại 3, quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/2000 và tỷ lệ 1/500 đối với các khu vực có phạm vi lập quy hoạch liên quan tới địa giới hành chính hai huyện trở lên, các khu chức năng khác ngoài đô thị (khu đô thị, khu du lịch, khu bảo tồn di sản, giáo dục đào tạo, y tế, công nghiệp địa phương…), các khu chức năng thuộc đô thị mới, các khu chức năng thuộc khu công nghệ cao, khu kinh tế;

UBND cấp huyện phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/2000 đối với các khu chức năng của đô thị loại 4, loại 5, quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500 các khu chức năng của đô thị loại 3, loại 4, loại 5; nhiệm vụ quy hoạch điểm dân cư nông thôn sau khi được Hội đồng nhân dân cấp xã thông qua bằng nghị quyết và có tờ trình xin phê duyệt của Ủy ban nhân dân cấp xã.

    • Cơ quan nhận hồ sơ và giao trả kết quả: Sở Xây dựng hoặc UBND cấp huyện
    • Thời gian giải quyết: Không quá 30 ngày làm việc đối với đồ án thuộc thẩm quyền của UBND cấp tỉnh hoặc 20 ngày làm việc đối với đồ án thuộc thẩm quyền của UBND cấp huyện, kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
    • Phê duyệt quy hoạch chi tiết xây dựng: Nhà đầu tư có yêu cầu xây dựng công trình dự án khu dân cư; khu, cụm công nghiệp, khu kinh tế… cần lập thủ tục trình phê duyệt quy hoạch chi tiết.
    • Cơ quan có thẩm quyền giải quyết:

UBND cấp tỉnh phê duyệt các đồ án quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/2000 cho các khu chức năng của đô thị loại 3, quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/2000 và tỷ lệ 1/500 đối với các khu vực có phạm vi lập quy hoạch liên quan tới địa giới hành chính hai huyện trở lên, các khu chức năng khác ngoài đô thị (khu đô thị, khu du lịch, khu bảo tồn di sản, giáo dục đào tạo, y tế, công nghiệp địa phương…), các khu chức năng thuộc đô thị mới, các khu chức năng thuộc khu công nghệ cao, khu kinh tế;

UBND cấp huyện phê duyệt đồ án quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/2000 đối với các khu chức năng của đô thị loại 4, loại 5, quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500 các khu chức năng của đô thị loại 3, loại 4, loại 5; đồ án quy hoạch điểm dân cư nông thôn sau khi được Hội đồng nhân dân cấp xã thông qua bằng nghị quyết và có tờ trình xin phê duyệt của Ủy ban nhân dân cấp xã.

    • Cơ quan nhận hồ sơ và giao trả kết quả: Sở Xây dựng hoặc UBND cấp huyện
    • Thời gian giải quyết: Không quá 30 ngày làm việc đối với đồ án thuộc thẩm quyền của UBND cấp tỉnh hoặc 20 ngày làm việc đối với đồ án thuộc thẩm quyền của UBND cấp huyện, kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
    • Cấp quyền sở hữu công trình xây dựng: Nhà đầu tư có yêu cầu cấp quyền sở hữu công trình xây dựng cần lập thủ tục cấp quyền sở hữu công trình xây dựng.
    • Cơ quan có thẩm quyền giải quyết:

Sở Tài nguyên và Môi trường cho công trình xây dựng của tổ chức (bao gồm tổ chức trong nước và tổ chức nước ngoài).

UBND cấp huyện cho công trình xây dựng của cá nhân (bao gồm cá nhân trong nước, người Việt Nam ở nước ngoài và cá nhân nước ngoài).

    • Cơ quan nhận hồ sơ và giao trả kết quả:

Sở Tài nguyên và Môi trường cho công trình xây dựng của tổ chức (bao gồm tổ chức trong nước và tổ chức nước ngoài).

UBND cấp huyện cho công trình xây dựng của cá nhân (bao gồm cá nhân trong nước, người Việt Nam ở nước ngoài và cá nhân nước ngoài).

    • Thời gian giải quyết: Không quá 30 ngày kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

Dịch vụ Thành lập công ty/doanh nghiệp vốn đầu tư nước ngoài tại Hải Phòng của CMA:

  • Tư vấn miễn phí các vấn đề, hỏi đáp pháp lý liên quan tới việc thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài tại Hải phòng
  • Soạn thảo, hỗ trợ chuẩn bị hồ sơ đáp ứng các yêu cầu của cơ quan chức năng liên quan tới thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài tại Hải Phòng
  • Đại diện nộp hồ sơ, bổ sung hồ sơ thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài tại Hải Phòng theo yêu cầu của cơ quan chức năng.
  • Nhận kết quả và trả kết quả đăng ký thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài tại Hải Phòng trực tiếp cho khách hàng.
  • Thời hạn giải quyết: trong thời hạn 20 ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ hợp lệ.
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
- Advertisment -spot_img

Bài viết được quan tâm