Chủ Nhật, Tháng mười 13, 2024
spot_img
Trang chủĐăng ký kinh doanhGóp vốn bằng nhà, đất vào công ty

Góp vốn bằng nhà, đất vào công ty

Góp vốn là việc đưa tài sản vào doanh nghiệp để trở thành chủ sở hữu hoặc các chủ sở hữu chung của doanh nghiệp. Tài sản góp vốn có thể là Đồng Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng, giá trị quyền sử dụng đất (nhà, đất), giá trị quyền sở hữu trí tuệ, công nghệ, bí quyết kỹ thuật, các tài sản khác có thể định giá được bằng Đồng Việt Nam và được ghi trong điều lệ công ty do thành viên góp để tạo thành vốn của doanh nghiệp.

Với từng loại tài sản, pháp luật quy định về điều kiện, trình tự, thủ tục góp vốn khác nhau. Đối với tài sản có đăng ký hoặc tài sản là nhà, đất thì người góp vốn phải làm thủ tục chuyển quyền sở hữu tài sản hoặc quyền sử dụng nhà, đất cho công ty tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền (Điểm a Khoản 1 Điều 36 Luật Doanh nghiệp năm 2014).

Điều kiện góp vốn bằng nhà, đất vào công ty

Pháp luật Doanh nghiệp 2014 đã quy định rất rõ về trình tự, thủ tục để được góp vốn bằng nhà, đất vào công ty. Tuy nhiên để nhà, đất đó được góp vốn vào công ty thì cần đáp ứng được những điều kiện theo quy định về Luật đất đai 2013. Tức là cần xác định tư cách pháp lý của cá nhân, tổ chức muốn góp vốn đối với nhà, đất đó cũng như nhà, đất đó đã đủ điều kiện để tham gia giao dịch hay không.

Cụ thể, chủ thể muốn góp vốn bằng nhà, đất vào công ty phải có các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều 188 Luật Đất đai 2013 như sau:

“a) Có Giấy chứng nhận, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 186 và trường hợp nhận thừa kế quy định tại khoản 1 Điều 168 của Luật này;

b) Đất không có tranh chấp;

c) Quyền sử dụng đất không bị kê biên để bảo đảm thi hành án;

d) Trong thời hạn sử dụng đất.”

Thủ tục góp vốn bằng nhà, đất vào công ty

Để hợp pháp hóa quyền sử dụng nhà, đất là tài sản công ty thì người góp vốn phải làm thủ tục chuyển quyền sử dụng nhà, đất đó cho công ty tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Cụ thể cách bước như sau:

Bước 1: Định giá tài sản góp vốn là nhà, đất

Khi tiến hành góp vốn, người ta phải xác định được giá trị tài sản đem góp vốn. Đối với tài sản là Đồng Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng thì chúng ta có thể biết được giá trị của nó.  Nhưng với tài sản là nhà, đất thì lại rất khó xác định chính xác giá trị của nó. Cho nên, đối với tài sản là nhà, đất chúng ta cần phải định giá tài sản (quy định tại Khoản 1 Điều 37 Luật doanh nghiệp 2014).

Chủ thể có quyền định giá tài sản góp vốn:

  • Nếu tài sản góp vốn khi thanh lập doanh nghiệp: Phải được các thành viên, cổ đông sáng lập định giá theo nguyên tắc nhất trí hoặc do một tổ chức thẩm định gia chuyên nghiệp định giá.
  • Nếu tài sản góp vốn trong qua trình hoạt động: do chủ sở hữu, hội đồng thành viên đối với công ty TNHH, hội đồng quản trị đối với công ty cổ phần và người góp vốn thảo thuậnđịnh giá hoặc một tổ chức thẩm định chuyên nghiệp định giá.

Lưu ý: Trường hợp tổ chức thẩm định giá chuyên nghiệp định giá thì giá tài sản góp vốn phải được đa số các thành viên, cổ đông sáng lập chấp nhận. (Khoản 2 Điều 37 Luật doanh nghiệp 2014)

Bước 2: Làm hợp đồng chuyển quyền sở hữu nhà, đất vào công ty

Sau khi định giá tài sản thì bên góp vốn và bên nhận góp vốn sẽ tiến hành kí kết hợp đồng góp vốn,hợp đồng này sẽ được kí kết tại văn phòng công chứng.

Bước 3. Thực hiện thủ tục chuyển quyền sở hữu nhà, đất vào công ty

Sau khi đã có hợp đồng góp vốn thì công ty phải làm thêm bước nữa đó đăng kí vốn góp dựa trên hợp đồng góp vốn và Biên bản đinh giá tài sản đã có tại Phòng đang kí đất đai thuộc Phòng tài nguyên môi trường.

Hồ sơ đăng ký (khoản 2 điều 9 Thông tư số 24/2014/TT-BTNMT ngày 19/5/2014 Quy định về hồ sơ địa chính và khoản 2 Điều 7 Thông tư số 33/2017/TT-BTNMT ngày 29/9/2017):

  • Đơn đăng ký biến động đất đai, tài sản gắn liền với đất (theo Mẫu số 09/ĐK)
  • Hợp đồng góp vốn bằng quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất
  • Bản gốc Giấy chứng nhận đã cấp
  • Bản sao chứng thực Giấy tờ tùy thân của chủ thể góp vốn (CMND/CCCD/Hộ chiếu/Hộ khẩu…)
  • Bản sao chứng thực Đăng ký kinh doanh của Công ty

Trình tự thực hiện thủ tục được quy định tại Điều 79 Nghị định 43/2014/NĐ-CP.

Như vậy, theo quy định thì giá trị quyền sử dụng nhà, đất đã được coi là một tài sả để góp vốn vào công ty, nhưng khi muốn góp vốn thì phải đáp ứng được những điều kiện mà pháp luật đã quy định cũng như theo đúng trình tự thủ tục để hợp pháp hóa tài sản vào công ty để xác định phần vốn góp của chủ thể.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
- Advertisment -spot_img

Bài viết được quan tâm