Thứ Bảy, Tháng Bảy 27, 2024
spot_img
Trang chủĐăng ký kinh doanhNhững việc cần làm sau khi thành lập doanh nghiệp

Những việc cần làm sau khi thành lập doanh nghiệp

Thành lập doanh nghiệp là công việc đầu tiên để “Khai sinh” ra một doanh nghiệp. Việc thành lập doanh nghiệp được coi là hoàn thành khi doanh nghiệp đã có Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và con dấu pháp nhân. Tuy nhiên, để hoạt động doanh nghiệp sau khi thành lập phải thực hiện các thủ tục sau đây để tránh bị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử phạt hoặc thực hiện đầy đủ để bảo đảm doanh nghiệp có thể hoạt động bình thường, gồm:

Mở tài khoản ngân hàng của doanh nghiệp/Công ty và thông báo tài khoản ngân hàng với Sở kế hoạch và đầu tư

Mở tài khoản ngân hàng cho doanh nghiệp: 

Tiêu chí lựa chọn Ngân hàng Quý doanh nghiệp muốn mở tài khoản chủ yếu dựa trên các chỉ tiêu: Thuận tiện trong giao dịch, các chỉ số liên quan tới giá ngoại tệ, hỗ trợ giao dịch nước ngoài (trường hợp Quý doanh nghiệp thường xuyên giao dịch với các đối tác nước ngoài), cho phép lựa chọn số đẹp, số phong thủy theo yêu cầu mà không cần trả phí …

Hồ sơ chuẩn bị đăng ký mở tài khoản ngân hàng bao gồm:

  • 01 bản công chứng “Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp”;
  • 01 bản công chứng “Chứng minh nhân dân” của người đại diện pháp luật ghi trên giấy phép;
  • 01 bản công chứng “Thông báo về việc đăng tải thông tin con dấu doanh nghiệp”;

Thông báo tài khoản ngân hàng với Sở kế hoạch và Đầu tư

Hiện nay cơ quan thuế đã ngừng tiếp nhận mẫu 08 về thông báo tài khoản ngân hàng Theo Thông tư 173/2016/TT-BTC ngày 28/10/2016. Tuy nhiên, doanh nghiệp cần thông báo tài khoản ngân hàng với Sở Kế hoạch và Đầu tư để cập nhật lên hệ thống thông tin quốc gia về doanh nghiệp và hệ thống thuế.

Hồ sơ thông báo tài khoản ngân hàng gồm:

Thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp (thay đổi thông tin đăng ký thuế);

Thời gian thực hiện: 02-03 ngày làm việc.

Đăng ký chữ ký số để nộp thuế điện tử và báo cáo thuế qua mạng Internet;

Quý doanh nghiệp/Công ty lựa chọn đơn vị cung cấp chữ ký điện tử. Việc lựa chọn đơn vị cung cấp chữ ký điện tử chủ yếu dựa trên chính sách chăm sóc khách hàng, hỗ trợ hậu bán hàng của các doanh nghiệp cung cấp

Nộp tờ khai thuế môn bài và nộp thuế môn bài

Theo quy định tại Nghị định 139/2016/NĐ-CP ngày 4/10/2016 và Thông tư 302/2016/TT-BTC ngày 15/11/2016 thì mức thu lệ phí môn bài và thời hạn nộp tờ khai, lệ phí môn bài được quy định như sau:

  • Mức thu lệ phí môn bài:
  • Doanh nghiệp có vốn điều trên 10 tỷ đồng: 3.000.000 đồng/năm;
  • Doanh nghiệp có vốn điều lệ từ 10 tỷ đồng trở xuống: 2.000.000 đồng/năm;
  • Đơn vị phụ thuộc doanh nghiệp: chi nhánh, địa điểm kinh doanh nộp thuế môn bài là 1.000.000 đồng/năm.
  • Thời hạn nộp tờ khai, nộp thuế môn bài:

Lưu ý: Việc nộp tờ khai thuế môn bài (Doanh nghiệp/Công ty mới thành lập thường hay chậm dẫn tới bị phạt do chậm nộp/kê khai)

Thời hạn nộp tờ khai và nộp thuế giá trị gia tăng (nếu có), báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn):

Doanh nghiệp lưu ý dù công ty không phát sinh hóa đơn đầu vào và đầu ra thì đến thời hạn như sau công ty vẫn phải nộp tờ khai thuế giá trị gia tăng (VAT), báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn:

  • Tờ khai quý 1: Hạn chậm nhất là ngày 30/04;
  • Tờ khai quý 2: Hạn chậm nhất là ngày 30/07;
  • Tờ khai quý 3: Hạn chậm nhất là ngày 30/10;
  • Tờ khai quý 4: Hạn chậm nhất là ngày 30/01 năm sau;

Thời hạn nộp tiền thuế thu nhập doanh nghiệp tạm tính (nếu có) không phải nộp tờ khai:

  • Quý 1: Hạn chậm nhất là ngày 30/04;
  • Quý 2: Hạn chậm nhất là ngày 30/07;
  • Quý 3: Hạn chậm nhất là ngày 30/10;
  • Quý 4: Hạn chậm nhất là ngày 30/01 năm sau;

Doanh nghiệp tự cân đối mức thuế thu nhập doanh nghiệp tạm tính và sau đó cuối năm tổng hợp doanh thu, chi phí để quyết toán tổng số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp trong năm (nếu có)

Thời hạn Nộp báo cáo tài chính năm

Doanh nghiệp lưu ý dù công ty không phát sinh hoạt động kinh doanh vẫn phải lập và nộp báo cáo tài chính cho năm hoạt động. Hạn nộp chậm nhất báo cáo tài chính năm trước là ngày 30/03 năm sau.

Làm biển Công ty: 

Doanh nghiệp bắt buộc phải treo biển công ty tại trụ sở với các nội dung như sau: Tên cơ quan chủ quản (cơ quan cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp tức Sở Kế hoạch và Đầu tư), Tên công ty, địa chỉ trụ sở. Số điện thoại hoặc email (nếu có).

Đề nghị đặt in hóa đơn và đặt in hóa đơn giấy hoặc đăng ký phát hành hóa đơn điện tử

Hồ sơ đề nghị đặt in hóa đơn làm thành 02 bộ gồm:

  • 02 đơn đề nghị đặt in hóa đơn đặt in (Mẫu 3.14 ban hành kèm theo Thông tư 39/2014/TT-BTC);
  • 02 bản sao giấy phép kinh doanh
  • 02 bản sao thông báo chấp thuận áp dụng phương pháp tính thuế giá trị gia tăng của Cơ quan Thuế.

Sau khi nộp hồ sơ đề nghị đặt in hóa đơn trong vòng 4-5 ngày, cơ quan thuế sẽ tiến hành kiểm tra trụ sở để xem xét chấp thuận hay không (kiểm tra có thể có hẹn trước hoặc đột xuất, do đó doanh nghiệp cần thu xếp có nhân sự túc trực tại Văn phòng trong thời gian nộp hồ sơ đặt in hóa đơn).

Các nội dung cần chuẩn bị khi cơ quan thuế xuống kiểm tra:

  • Treo biển tại trụ sở chính;
  • Hợp đồng thuê nhà; Chứng minh thư nhân dân+ hộ khẩu của chủ nhà;
  • Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (bản công chứng);
  • Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp;
  • Con dấu của doanh nghiệp;
  • Thông báo chấp thuận áp dụng phương pháp tính thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ;
  • Bố trí văn phòng làm việc để thể hiện doanh nghiệp có hoạt động;
  • Nhân viên/ Người đại diện theo pháp luật để tiếp cán bộ đại diện cơ quan thuế.

Trường hợp doanh nghiệp không đủ điều kiện đặt in hóa đơn thì phải tiến hành mua hóa đơn từ Cơ quan thuế để sử dụng thì làm hồ sơ, thủ tục mua hóa đơn tại Chi cục Thuế/ Cục thuế. Hồ sơ chuẩn bị (02 bộ) gồm:

  • 02 Đơn đề nghị mua hóa đơn ( Mẫu 3.3 Ban hành kèm theo Thông tư số 39/2014/TT-BTC);
  • 02 Bản cam kết – Mẫu số 3.16 ban hành kèm theo Thông tư số 39/2014/TT-BTC)
  • 02 bản sao thông báo chấp thuận áp dụng phương pháp tính thuế giá trị gia tăng của cơ quan thuế;
  • 02 bản sao Thông báo chấp thuận đăng ký DV nộp thuế điện tử qua ngân hàng;
  • 02 Chứng từ xác nhận đã nộp thuế Môn bài;
  • 02 bản sao giấy phép đăng ký doanh nghiệp;
  • 02 bản sao Chứng minh thư của người đại diện pháp luật;
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
- Advertisment -spot_img

Bài viết được quan tâm