Thứ sáu, Tháng chín 13, 2024
spot_img
Trang chủĐăng ký kinh doanhNhững điều cần biết thành lập doanh nghiệp

Những điều cần biết thành lập doanh nghiệp

Thành lập doanh nghiệp/công ty – đưa ý tưởng kinh doanh, thực hiện hoạt động kinh doanh của bạn dưới một mô hình tổ chức hoạt động chuyên nghiệp. Tuy nhiên, trước khi thành lập doanh nghiệp/công ty cần chuẩn bị một số điều kiện cần và đủ để quyết định thành lập doanh nghiệp là đúng đắn, phù hợp và phát huy được hết năng lực kinh doanh của bạn. Vậy, cần cân nhắc những điều gì trước khi thành lập doanh nghiệp/công ty?

Đảm bảo điều kiện về chủ thể thành lập doanh nghiệp/công ty:

  • Về giấy tờ pháp lý người tham gia thành lập: Cá nhân cần: CMND/ Hộ chiếu/ Căn cước công dân; Tổ chức cần (Đăng ký kinh doanh; Giấy phép đầu tư; Quyết định thành lập; Văn bản cho phép thành lập tổ chức)
  • Năng lực tham gia: Cá nhân: Có đầy đủ năng lực hành vi dân sự; Tổ chức: Không bị hạn chế tham gia thành lập loại hình doanh nghiệp/công ty dự kiến thành lập…
  • Cá nhân phải đảm bảo không thuộc đối tượng bị hạn chế thành lập, tham gia thành lập doanh nghiệp/công ty

Đảm bảo số lượng thành viên góp vốn tương ứng với loại hình doanh nghiệp/Công ty dự kiến thành lập:

Số lượng thành viên là điều kiện quan trọng, pháp định để bạn có thể lựa chọn loại hình doanh nghiệp.

Với doanh nghiệp TNHH một thành viên thì cần 1 thành viên hoặc 1 tổ chức (thành viên là tổ chức phải cử người đại diện phần vốn góp tại doanh nghiệp/công ty mới thành lập để làm đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp/công ty mới sẽ được thành lập);

Với loại hình doanh nghiệp TNHH 2 TV trở lên cần tối thiểu 2 thành viên, số lượng thành viên tham gia tối đa 50.

Với loại hình Công ty cổ phần cần tối thiểu 03 thành viên, số lượng thành viên/cổ đông không hạn chế.

Với loại hình doanh nghiệp tư nhân: Chỉ có thể là cá nhân.

Với loại hình công ty hợp danh: Thành viên chỉ có thể là cá nhân.

Dự định tên doanh nghiệp/công ty, tra cứu trùng lặp tên doanh nghiệp/công ty:

Tên doanh nghiệp/công ty phải viết được bằng tiếng Việt, có thể kèm theo chữ số và ký hiệu, phải phát âm được và có ít nhất hai thành tố: Loại hình doanh nghiệp và Tên riêng. Ví dụ Công ty Luật TNHH CMA..

Bạn cần dự định một số tên phù hợp ý tưởng kinh doanh của bạn hoặc đơn giản là bạn yêu thích. Tuy nhiên, theo kinh nghiệm đặt tên doanh nghiệp thì tên doanh nghiệp nên bám theo định hướng kinh doanh, ngành nghề kinh doanh chính của doanh nghiệp. Một số bạn cẩn thận còn có thể tham khảo thêm luật bằng trắc, ý nghĩa của tên để hợp với phong thủy, mệnh …. (cách này nên nhưng không quá mê tín).

Định vị, xác định địa chỉ đặt trụ sở của doanh nghiệp/Công ty của bạn:

Căn cứ Điều 43 Luật Doanh nghiệp là địa điểm liên lạc, giao dịch của doanh nghiệp có địa chỉ được xác định gồm:

Số nhà +tên đường +tên phường/ xã/ thị trấn + tên quận/ huyện/ thị xã/TP thuộc tỉnh + TP trung ương/ tỉnh.

Ví dụ: Số 06 Phạm Bá Trực, phường Quang Trung, quận Hồng Bàng, TP.Hải Phòng 

Nếu nơi đặt trụ sở chưa có số nhà hoặc chưa có tên đường thì phải xác định rõ địa chỉ theo tên địa chỉ chủ hộ khẩu. Ví dụ: Thôn A (tại nhà ông Nguyễn Văn B), xã ……, huyện ……, thành phố ….

Bạn có thể đặt địa chỉ trụ sở của doanh nghiêp/công ty tại nhà mình hoặc địa điểm thuê. Cần xét tính thương mại của địa chỉ. Hầu hết các bạn thường lựa chọn địa điểm đặt trụ sở, văn phòng dựa nhiều vào yếu tố phong thủy (hướng). Đây cũng là một vấn đề quan trọng, liên quan tới tâm lý kinh doanh. Tuy nhiên, yếu tố phong thủy cũng phải cân đối trên yếu tố: Tính thương mại của địa điểm đó phù hợp với loại hình, mục đích kinh doanh, thị trường …

Xác định ngành nghề kinh doanh chính, chủ yếu của doanh nghiệp/Công ty:

Về cơ bản, doanh nghiệp được kinh doanh những ngành nghề pháp luật không cấm. Tuy nhiên, không phải doanh nghiệp được thành lập ra thì được kinh doanh tất cả các ngành nghề kinh doanh mà chỉ được kinh doanh những ngành nghề kinh doanh có đăng ký.

Đối với các ngành nghề cần điều kiện “giấy phép con” thì để hoạt động ngoài đáp ứng về việc ngành nghề đó đã được đăng ký với cơ quan nhà nước có thẩm quyền, doanh nghiệp còn phải đảm bảo điều kiện về giấy phép con. Ví dụ: Ngành nghề xuất khẩu lao động; Tư vấn du học; kinh doanh bất động sản ….

Để biết ngành nghề nào cần điều kiện, ngành nghề nào không cần điều kiện bạn cũng có thể gọi trực tiếp cho luật sư để được tư vấn (số hotline: 0944.296.698)

Lựa chọn mô hình tổ chức doanh nghiệp/công ty và xác đinh người đại diện theo pháp luật:

Doanh nghiệp/Công ty là một tổ chức vì vậy các hành vi của doanh nghiệp/công ty được thực hiện thông qua người đại diện theo pháp luật. Người đại diện theo pháp luật là người nhân danh công ty tham gia các hoạt động, ký các văn bản pháp lý, hợp đồng, giao dịch hoặc đại diện tham gia tố tụng, giải quyết tranh chấp, chịu trách nhiệm trước pháp luật …

Công ty tư nhân chủ doanh nghiệp tư nhân đồng thời là người đại diện theo pháp luật.

Công ty hợp danh thì tất cả các thành viên hợp danh đều có thể nhân danh, đại diện.

Đối với công ty TNHH 1 TV, người đại diện theo pháp luật có thể đồng thời là chủ sở hữu hoặc là thuê. Giám đốc thuê.

Đối với Công ty TNHH 2 TV trở lên, Công ty cổ phần có thể có nhiều hơn 1 người đại diện theo pháp luật. Người đại diện theo pháp luật có thể là: Chủ tịch hội đồng thành viên (với công ty TNHH), Chủ tịch Hội đồng quản trị (Công ty cổ phần), giám đốc/tổng giám đốc.

Lựa chọn số lượng con dấu của doanh nghiệp. Doanh nghiệp có thể có nhiều hơn một con dấu theo lựa chọn.

Xác định vốn điều lệ của doanh nghiệp/công ty:

Vốn điều lệ là tổng giá trị tài sản do các thành viên đã góp hoặc cam kết góp khi thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh; là tổng giá trị mệnh giá cổ phần đã bán hoặc đã được đăng ký mua khi thành lập doanh nghiệp đối với công ty cổ phần.

Về nguyên tắc vốn điều lệ của doanh nghiệp đã đăng ký phải được mua, góp hết bởi các thành viên thành lập, tham gia thành lập. Việc xác định số vốn điều lệ không nên quá cao hoặc thấp vì sẽ ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh trực tiếp trong tương lai của doanh nghiệp đặc biệt là hoạt động hạch toán, kế toán.

Việc tăng vốn điều lệ trong quá trình hoạt động thì đơn giản, tuy nhiên để giảm vốn điều lệ lại là vấn đề phức tạp do vốn điều lệ là cơ sở xác định mức chịu trách nhiệm của doanh nghiệp/công ty với các khoản nợ, nghĩa vụ tài chính trong hoạt động.

Thỏa thuận về việc góp vốn giữa các thành viên: 

Thỏa thuận giữa các thành viên trước thành lập doanh nghiệp, phân chia vai trò, trách nhiệm của thành viên cũng là vấn đề quan trọng cần lưu ý. Việc thỏa thuận cần rõ ràng, mạch lạc, nên thể hiện dưới dạng văn bản thỏa thuận. Việc thỏa thuận thành lập doanh nghiệp là một dạng của giao dịch dân sự, do đó có thể đạt được mục đích hoặc không. Việc đạt mục đích hoặc không đều cần có các thỏa thuận để tránh phát sinh tranh chấp giữa các thành viên (nếu có). Thỏa thuận trước thành lập là cơ sở pháp lý để giải quyết các tranh chấp (nếu có).

Mọi thắc mắc nếu có vui lòng liên hệ trực tiếp luật sư (Hotline: 0944.296.698)

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
- Advertisment -spot_img

Bài viết được quan tâm