Thứ Sáu, Tháng Bảy 26, 2024
spot_img
Trang chủLuật sư Tư vấnLuật sư tư vấn Hôn nhân gia đìnhĐiều kiện công nhận thuận tình ly hôn

Điều kiện công nhận thuận tình ly hôn

  1. Cơ sở pháp lý: Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014
  2. Luật sư tư vấn

Ly hôn là tình trạng xảy ra khá nhiều hiện nay. Khi đời sống hôn nhân không thể tiếp tục duy trì, ly hôn là giải pháp cần thiết cho cả hai bên. Để bảo vệ các lợi ích gia đình, xã hội, nhà làm luật đã xác định những điều kiện cho phép chấm dứt quan hệ hôn nhân trước pháp luật. Điều này gọi chung là căn cứ kết hôn. Trong trường hợp thuận tình ly hôn cũng vậy. Sau đây Công ty Luật CMA sẽ phân tích làm rõ về vấn đề này cho bạn.

2.1. Thuận tình ly hôn là gì?

Về mặt thuật ngữ: Thuận tình có nghĩa là các bên đồng thuận, đồng ý với mọi quan điểm của nhau về một vấn đề nào đó.

Về mặt quy định của pháp luật: Thuận tình ly hôn được hiểu là vợ, chồng đồng thuận với nhau về mọi vấn đề liên quan tới việc ly hôn gồm: Chấm dứt quan hệ hôn nhân, con cái, tài sản và cả chi phí án phí theo quy định của pháp luật (300.000 đồng, không bao gồm trong trường hợp có thỏa thuận về giá trị tài sản hoặc nghĩa vụ nợ bằng tiền).

2.2. Điều kiện thuận tình ly hôn

Điều 55 Luật Hôn nhân và gia đình quy định về trường hợp ly hôn:

“Trong trường hợp vợ chồng cùng yêu cầu ly hôn, nếu xét thấy hai bên thật sự tự nguyện ly hôn và đã thỏa thuận về việc chia tài sản, việc trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con trên cơ sở bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con thì Tòa án công nhận thuận tình ly hôn; nếu không thỏa thuận được hoặc có thỏa thuận nhưng không bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con thì Tòa án giải quyết việc ly hôn.

Như vậy, để Tòa án công nhận thuận tình ly hôn thì phải có các điều kiện sau:

Thứ nhất, Hai bên thật sự tự nguyện ly hôn:

Trong đó, “thật sự tự nguyện ly hôn” là  cả hai vợ chồng đều được tự do bày tỏ ý chí của mình, không bị cưỡng ép, không bị lừa dối trong việc thuận tình ly hôn. Việc thể hiện ý chí thật sự tự nguyện ly hôn của hai vợ chồng đều phải xuất phát từ trách nhiệm đối với gia đình họ, phù hợp với yêu cầu của pháp luật và chuẩn mực, đạo đức xã hội.

Ngoài thể hiện ý chí của vợ chồng trong việc chấm dứt quan hệ hôn nhân, thì sự tự nguyện này cũng phải bảo đảm yếu tố là không nhằm trốn tránh nghĩa vụ với bên thứ ba. Bên thứ ba có thể là người một trong hai bên hoặc hai bên đang có nghĩa vụ cấp dưỡng hoặc nghĩa vụ nợ.

Thứ hai, Hai bên đã thỏa thuận được về việc chia tài sản, việc trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc giáo dục con.

Về tài sản: Các bên sẽ tiến hành thảo thuận dựa trên những nguyên tắc chung mà pháp luật dân sự quy định. Tài sản chung (TSC) được chia đôi. Tuy nhiên, việc chia tài sản dựa trên các nguyên tắc sau:

(1) Hoàn cảnh của gia đình và của vợ, chồng;

(2) Công sức đóng góp của vợ chồng vào việc tạo lập, duy trì và phát triển khối tài sản chung;

(3) Bảo vệ lợi ích chính đáng của mỗi bên trong sản xuất, kinh doanh để tiếp tục tạo ra thu nhập;

(4) Lỗi của mỗi bên trong vi phạm nghĩa vụ vợ, chồng.

Việc thỏa thuận phân chia tài sản có thể yêu cầu tòa án giải quyết công nhận hoặc các bên có thể thỏa thuận về việc tự giải quyết trong trường hợp không có yêu cầu tòa án công nhận.

Dưới góc độ pháp lý, hiệu quả kinh tế trong trường hợp các bên có thể tự thỏa thuận về việc phân chia thì không cần thiết nhờ tòa án thực hiện việc công nhận. Bởi việc yêu cầu tòa án công nhận sẽ làm phát sinh mức án phí cũng không hề nhỏ. Đối với các loại tài sản khác nhau ví dụ như động sản có đăng ký, bất động sản, động sản không có đăng ký (giường chiếu, tủ, nữ trang, trang sức …..) các bên cần có mức độ hiểu biết nhất định để đảm bảo việc phân chia, dịch chuyển tài sản từ tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân thành tài sản riêng của một trong các bên khi ly hôn một cách hợp pháp.

Về con cái: Việc nuôi con, nghĩa vụ cấp dưỡng sau khi ly hôn theo thỏa thuận của các bên. Tuy nhiên, do việc thỏa thuận này có ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của người thứ ba (con chung). Việc thỏa thuận nuôi con chỉ với các cháu dưới 18 tuổi, hoàn toàn phụ thuộc vào bố, mẹ về mọi mặt. Đồng thời, người nuôi con cũng sẽ có ảnh hưởng mạnh mẽ đến hình thành phát triển về tâm, sinh lý của cháu bé (thế hệ tương lai của đất nước). Do đó, khi quyết định Tòa án tùy trường hợp cũng có thể không chấp thuận việc thỏa thuận, nếu việc thỏa thuận đó không có lợi cho con chung của các bên.

Thứ ba, không thể hoà giải đoàn tụ

Việc hòa giải trong giải quyết hôn nhân là yêu cầu bắt buộc. Bởi xét tính hệ quả của việc chấm dứt quan hệ hôn nhân không chỉ ảnh hưởng tới đời sống của một trong các bên trong quan hệ hôn nhân, các thành viên khác trong gia đình mà còn ảnh hưởng tới xã hội, tâm sinh lý chung của những người có liên quan, tâm lý, đạo đức xác hội.

Do đó, Mặc dù xét thấy đủ điều kiện để công nhận thuận tình thì tòa án vẫn phải tiến hành thủ tục hòa giải. Tuy nhiên, có 04 trường hợp sau đây, vụ án ly hôn sẽ không tiến hành hòa giải được:

+ Người bị yêu cầu ly hôn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan cố tình vắng mặt khi Tòa triệu tập hợp lệ đến lần thứ 02;

+ Vợ chồng không thể tham gia hòa giải vì lý do chính đáng;

+ Vợ hoặc chồng là người mất năng lực hành vi dân sự;
+ Một trong hai vợ chồng đề nghị không tiến hành hòa giải.

Thứ tư, việc ly hôn không nhằm trốn tránh nghĩa vụ với bên thứ ba, không xâm phạm đến quyền lợi ích hợp pháp của vợ, con chưa thành niên, con đã thành niên nhưng mất năng lực hành vi dân sự.

Dịch vụ pháp lý của CMA

  • Với đội ngũ luật sư nhiều kinh nghiệm, tâm huyết với nghề, chúng tôi sẵn sàng lắng nghe và cùng khách hàng giải quyết những vướng mắc trong việc thực hiện thủ tục ly hôn.
  • Tư vấn các vấn đề liên quan đến việc thuận tình ly hôn nhằm bảo vệ tối đa quyền lợi của khách hàng, hàn gắn mối quan hệ vợ chồng nếu có thể.
  • Hỗ trợ thu thập các giấy tờ, tài liệu  liên quan đến vụ việc.
  • Soạn thảo các văn bản theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền.
  • Hướng dẫn khách hàng thực hiện thủ tục ly hôn.
  • Tham gia tố tụng để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp tùy theo tình huống thực thế.
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
- Advertisment -spot_img

Bài viết được quan tâm