Di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết. Do đó, mọi người phải tôn trọng ý chí cá nhân đó và thực hiện theo đúng nội dung của di chúc.
Pháp luật thừa nhận và bảo hộ quyền lập di chúc của công dân. Vậy nếu cá nhân lập di chúc để lại di sản cho người khác để dùng vào việc thờ cúng thì người nhận thừa kế có được chia phần di sản này hay không, Luật sư CMA tư vấn như sau: Điều 645 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định về quyền để lại di sản dùng vào việc thờ cúng:
“1. Trường hợp người lập di chúc để lại một phần di sản dùng vào việc thờ cúng thì phần di sản đó không được chia thừa kế và được giao cho người đã được chỉ định trong di chúc quản lý để thực hiện việc thờ cúng; nếu người được chỉ định không thực hiện đúng di chúc hoặc không theo thỏa thuận của những người thừa kế thì những người thừa kế có quyền giao phần di sản dùng vào việc thờ cúng cho người khác quản lý để thờ cúng.
Trường hợp người để lại di sản không chỉ định người quản lý di sản thờ cúng thì những người thừa kế cử người quản lý di sản thờ cúng.
Trường hợp tất cả những người thừa kế theo di chúc đều đã chết thì phần di sản dùng để thờ cúng thuộc về người đang quản lý hợp pháp di sản đó trong số những người thuộc diện thừa kế theo pháp luật.
- Trường hợp toàn bộ di sản của người chết không đủ để thanh toán nghĩa vụ tài sản của người đó thì không được dành một phần di sản dùng vào việc thờ cúng.”
Như vậy, di sản dùng vào việc thờ cúng không được chia thừa kế mà được giao cho một người quản lý. Người quản lý chỉ có thể sử dụng phần di sản này, hoặc sử dụng hoa lợi, lợi tức từ phần di sản này vào việc thờ cúng mà không thể sử dụng vào mục đích riêng của mình hay định đoạt đối với phần tài sản đó.
Dịch vụ tư vấn thừa kế tại hải phòng của Luật sư CMA:
- Tư vấn các vấn đề pháp lý có liên quan, thu thập hồ sơ, tài liệu;
- Soạn thảo di chúc;
- Đại diện thực hiện các thủ tục mở thừa kế;
- Nhận, trả kết quả công chứng, chứng thực di chúc.