Thứ tư, Tháng mười một 20, 2024
spot_img
Trang chủLuật sư Tư vấnLuật sư tư vấn Thừa KếCon riêng có được hưởng di sản thừa kế hay không

Con riêng có được hưởng di sản thừa kế hay không

  1. Mục lục bài viết

    Căn cứ pháp lý:
  • Bộ Luật dân sự 2015;
  • Luật hôn nhân và gia đình năm 2014;
  1. Luật sư tư vấn như sau:
Trường hợp thứ nhất, bố dượng/mẹ kế lập di chúc để lại một phần hoặc toàn bộ di sản thừa kế cho con riêng.
Căn cứ Điều 610 Bộ Luật dân sự 2015:
“Mọi cá nhân đều bình đẳng về quyền để lại tài sản của mình cho người khác và quyền hưởng di sản theo di chúc hoặc theo pháp luật.”
Và Điều 624 Bộ Luật dân sự 2015:
“Di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết.”
Do đó, trong trường hợp bố dượng/mẹ kế có để lại di chúc định đoạt di sản thừa kế cho con riêng của vợ/chồng thì người con đó được hưởng di sản theo di chúc với điều kiện: Di chúc hợp pháp.
Trường hợp thứ hai, con riêng được hưởng thừa kế của bố dượng/mẹ kế trong trường hợp thừa kế theo pháp luật.
Lúc này, nếu chứng minh được mối quan hệ của  con riêng và bố dượng, mẹ kế thực hiện đúng yêu cầu về quyền và nghĩa vụ theo Điều 79 Luật hôn nhân và gia đình 2014:
“1. Cha dượng, mẹ kế có quyền và nghĩa vụ trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con riêng của bên kia cùng sống chung với mình theo quy định tại các điều 69, 71 và 72 của Luật này.
  1. Con riêng có quyền và nghĩa vụ chăm sóc, phụng dưỡng cha dượng, mẹ kế cùng sống chung với mình theo quy định tại Điều 70 và Điều 71 của Luật này.”
Thì khi đó, Điều 654 Bộ Luật dân sự 2015 có quy định quan hệ thừa kế giữa con riêng và bố dượng, mẹ kế:
“Con riêng và bố dượng, mẹ kế nếu có quan hệ chăm sóc, nuôi dưỡng nhau như cha con, mẹ con thì được thừa kế di sản của nhau và còn được thừa kế di sản theo quy định tại Điều 652 và Điều 653 của Bộ luật này.”
  • Một, con riêng của bố dượng, mẹ kế có quyền được hưởng di sản thừa kế của bố dượng/mẹ kế theo hàng thừa kế thứ nhất theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 651 Bộ Luật dân sự 2015:
“1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:
a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;”
Bởi lẽ, khi họ đã chăm sóc, nuôi dưỡng bố dượng, mẹ kế và xem như bố mẹ ruột của mình, thì theo hướng ngược lại họ được công nhận như là con đẻ của bố dượng, mẹ kế. Vì vậy, trong trường hợp hàng thừa kế thứ nhất chỉ còn con riêng thì họ vẫn được quyền hưởng toàn bộ di sản của bố dượng mẹ kế, mặc dù vẫn còn tồn tại những người có mối quan hệ huyết thống với người để lại di sản như ông bà nội, hay ông bà ngoại, anh chị em ruột.
  • Hai, con riêng cũng có quyền để thừa kế thế vị bố dượng/mẹ kế theo quy định tại Điều 652 Bộ Luật dân sự 2015:
“Trường hợp con của người để lại di sản chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì cháu được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của cháu được hưởng nếu còn sống; nếu cháu cũng chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì chắt được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của chắt được hưởng nếu còn sống.”
Văn bản sử dụng từ con của người để lại di sản” mà không nói rõ có bao gồm hay loại trừ con riêng của vợ/chồng trong khi đó con riêng của vợ/chồng cũng được hưởng thừa kế của bố dượng, mẹ kế khi họ có quan hệ chăm sóc, nuôi dưỡng nhau như cha con, mẹ con” theo Điều 654 của Bộ Luật này.
Trường hợp này được hiểu rằng nếu con riêng của bố dượng, mẹ kế để lại di sản chết trước hoặc cùng một thời điểm với họ thì cháu được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của cháu được hưởng nếu còn sống; nếu cháu cũng chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì chắt được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của chắt được hưởng nếu còn sống.
Dịch vụ tư vấn thừa kế tại hải phòng của Luật sư CMA:
  • Tư vấn các vấn đề pháp lý có liên quan, thu thập hồ sơ, tài liệu;
  • Soạn thảo di chúc;
  • Đại diện thực hiện các thủ tục mở thừa kế;
  • Nhận, trả kết quả công chứng, chứng thực di chúc.
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
- Advertisment -spot_img

Bài viết được quan tâm