Thứ sáu, Tháng chín 13, 2024
spot_img
Trang chủDịch Vụ Sổ ĐỏCấp sổ đỏ lần đầuCấp sổ đỏ lần đầu hoặc Sang tên sổ đỏ nhà đất...

Cấp sổ đỏ lần đầu hoặc Sang tên sổ đỏ nhà đất của người chết

  1. Căn cứ pháp lý:
  • Luật đất đai 2013
  • Bộ luật dân sự 2015

2. Luật sư tư vấn:

Quyền sử dụng đất và các tài sản gắn liền với đất (bất động sản) là một loại tài sản đặc biệt, giá trị lớn và thường được lưu truyền qua nhiều thế hệ.

1. Khi vợ/chồng qua đời, nhà đất thuộc quyền sở hữu của ai?

Khi một người sở hữu quyền sử dụng đất, nhà ở trên đất chết thì quyền sử dụng đất, nhà đó hoặc phần quyền của người chết trong khối tài sản chung là quyền sử dụng đất, nhà là di sản thừa kế của người đó để lại. Phần di sản thừa kế này sẽ được chia theo quy định của pháp luật nếu như người chết không để lại di chúc hoặc di chúc của họ không hợp pháp. Về mặt thuật ngữ pháp lý đây là thủ tục thừa kế liên quan tới quyền sử dụng đất, nhà và các tài sản gắn liền với đất như: Vườn cây, ao cá, rừng sản xuất, nhà xưởng …

a) ½ nhà đất thuộc quyền sở hữu của vợ/chồng còn sống:

Căn cứ Điều 66 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 thì về nguyên tắc 1/2 giá trị nhà, đất là tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân thuộc sở hữu của vợ/chồng còn sống, cụ thể:

Điều 66. Giải quyết tài sản của vợ chồng trong trường hợp một bên chết hoặc bị Tòa án tuyên bố là đã chết

1. Khi một bên vợ, chồng chết hoặc bị Tòa án tuyên bố là đã chết thì bên còn sống quản lý tài sản chung của vợ chồng, trừ trường hợp trong di chúc có chỉ định người khác quản lý di sản hoặc những người thừa kế thỏa thuận cử người khác quản lý di sản.

2. Khi có yêu cầu về chia di sản thì tài sản chung của vợ chồng được chia đôi, trừ trường hợp vợ chồng có thỏa thuận về chế độ tài sản. Phần tài sản của vợ, chồng chết hoặc bị Tòa án tuyên bố là đã chết được chia theo quy định của pháp luật về thừa kế.

3. Trong trường hợp việc chia di sản ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của vợ hoặc chồng còn sống, gia đình thì vợ, chồng còn sống có quyền yêu cầu Tòa án hạn chế phân chia di sản theo quy định của Bộ luật dân sự.

4. Tài sản của vợ chồng trong kinh doanh được giải quyết theo quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này, trừ trường hợp pháp luật về kinh doanh có quy định khác.

Như vậy, khi nhà đất là tài sản chung của vợ chồng thì khi một bên chết phần nhà, đất về nguyên tắc sẽ được chia đôi, trừ trường hợp vợ chồng có thỏa thuận về chế độ tài sản (trường hợp này thực tế rất ít).

b) ½ tài sản nhà đất được chia đều cho những người thừa kế theo quy định

Theo quy định của Bộ Luật dân sự (BLDS) năm 2015 về thừa kế, pháp luật ưu tiên thừa kế theo di chúc, theo mong muốn, nguyện vọng của người mất. Khi không đủ các điều kiện để áp dụng thừa kế theo di chúc thì lúc này mới áp dụng thừa kế theo pháp luật.

Điều 651 BLDS năm 2015 quy định Người thừa kế theo pháp luật

Điều 651. Người thừa kế theo pháp luật

1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:

a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;

b) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;

c) Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.

2. Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.

3. Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.

Theo đó, ½ tài sản nhà đất của người bố đã mất được chia đều cho những người thuộc hàng thừa kế theo quy định trên.

Kết luận: Khi người bố qua đời, không có di chúc thì nhà đất: ½ thuộc quyền sở hữu của mẹ, ½ thuộc quyền sở hữu của những người thừa kế theo quy định của pháp luật.

2. Trình tự, thủ tục làm Sổ đỏ mang tên mẹ/bố khi bố/mẹ chết 

Như vậy, khi vợ/chồng (bố/mẹ) chết đi tài sản nhà đất giờ không còn là tài sản chung của vợ chồng, mà 1/2 trong đó có thêm phần quyền của nhiều người thừa kế khác của vợ/chồng (bố/mẹ) đã chết.

Khi muốn làm sổ đỏ mang tên mẹ/bố khi bố/mẹ chết thì cần được sự đồng ý của tất cả những người thuộc hàng thừa kế thứ nhất gồm: i) con đẻ, con nuôi, (trường hợp con chết trước bố/mẹ thì cháu thừa kế thế vị phần của bố/mẹ cháu); ii) con dâu, cháu trong trường hợp con chết sau khi bố/mẹ chết; iii) bố mẹ đẻ của người chết; iv) anh, chị, em ruột của người chết trong trường hợp bố, mẹ chết sau con.

Thứ nhất, Trường hợp đất, nhà của người chết đã có sổ đỏ. Thủ tục hành chính để sang tên sổ đỏ của người chết như sau:

  • Bước 1: Khai nhận di sản thừa kế
  • Bước 2: Lập Văn bản thỏa thuận cử người đại diện (tất cả những người sở hữu chung nhà đất cùng kí vào văn bản);
  • Bước 3: Đăng ký biến động sang tên sổ đỏ do nhận thừa kế theo kết quả của bước 2.

Thứ hai, Trường hợp đất, nhà của người chết chưa có sổ đỏ hoặc không có các giấy tờ tương đương Sổ đỏ. Thủ tục hành chính để cấp sổ đỏ lần đầu và sang tên sổ đỏ của người chết như sau:

  • Bước 1: Đề nghị UBND xã, phường hoặc văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất trích đo hiện trạng sử dụng đất => Kết quả: Bản trích đo sơ đồ hiện trạng sử dụng đất.
  • Bước 2: Khai nhận di sản thừa kế trên cơ sở kết quả bước 1
  • Bước 3: Các hàng thừa kế lập văn bản thỏa thuận cử đại diện đứng tên trên sổ đỏ
  • Bước 4: Khai nhận di sản thừa kế trên cơ sở sổ đỏ được cấp tại bước 3
  • Bước 5: Lập văn bản phân chia di sản thừa kế
  • Bước 6: Thực hiện sang tên sổ đỏ hoặc tách sổ đỏ theo văn bản thỏa thuận phân chia di sản thừa kế cho những người thừa kế.
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
- Advertisment -spot_img

Bài viết được quan tâm