Thứ ba, Tháng mười một 12, 2024
spot_img
Trang chủĐăng ký kinh doanhTiềm ẩn rủi ro cho người kinh doanh online không đăng ký

Tiềm ẩn rủi ro cho người kinh doanh online không đăng ký

Internet đã và đang là công cụ được sử dụng rộng rãi, hiệu quả và hữu ích cho việc kinh doanh, quảng bá hàng hóa sản phẩm. Internet là kênh kinh doanh “yêu thích” đặc biệt của giới trẻ mới bắt đầu vào hoạt động kinh doanh với nguồn tài chính hạn hẹp. Tuy nhiên, việc kinh doanh online không đăng ký kinh doanh với cơ quan nhà nước có thẩm quyền tiềm ẩn nhiều rủi ro về mặt pháp lý.

Căn cứ pháp lý:
Điểm c khoản 4 điều 28 Nghị định số 50/2016/ND-CP
“4. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

…………………………
c) Hoạt động kinh doanh dưới hình thức doanh nghiệp mà không đăng ký thành lập doanh nghiệp.
5. Biện pháp khắc phục hậu quả:
………………………

đ) Buộc đăng ký thành lập doanh nghiệp đối với hành vi vi phạm quy định tại Điểm c Khoản 4 Điều này.”
Vậy câu hỏi đặt ra là thế nào được coi là kinh doanh dưới hình thức doanh nghiệp?
Căn cứ khoản 7 điều 4 Luật doanh nghiệp 2015 thì:
“7. Doanh nghiệp là tổ chức có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch, được đăng ký thành lập theo quy định của pháp luật nhằm mục đích kinh doanh.”
Theo quy định này, thì để đánh giá là một hoạt động kinh doanh đã được tổ chức dưới loại hình doanh nghiệp nhưng chưa đăng ký thành lập doanh nghiệp qua một số tiêu chí:
– Đã được các thành viên trong tổ chức gọi tên, đặt tên, có danh xưng riêng với đối tác, khách hàng hoặc người tiếp nhận thông tin, làm việc, quan hệ với tổ chức đó. Lắp đặt hoặc đặt tên trên hệ thống biển hiệu, bảng hiệu, card visit … hoặc các yếu tố để nhận diện thương hiệu của tổ chức kinh doanh đó.
– Có trụ sở giao dịch: Được hiểu là có văn phòng, nơi làm việc, địa chỉ nơi giao dịch với đối tác ,khách hàng.
– Có sự phân công, phân nhiệm chức năng, nhiệm vụ của các thành viên (nếu có) trong tổ chức đó.
– Mục đích của tổ chức là kinh doanh: Tức là có hoạt động cung ứng sản phẩm, dịch vụ mang tính chất chuyên nghiệp, thường xuyên, liên tục.
……..
Việc thành lập doanh nghiệp đối với hoạt động kinh doanh hoặc đăng ký hoạt động kinh doanh dưới mô hình hộ gia đình là quy định bắt buộc với cá nhân, tổ chức tiến hành hoạt động kinh doanh chuyên nghiệp, tiến hành các hoạt động thương mại vì mục tiêu lợi nhuận.

Thành lập doanh nghiệp là hợp pháp hóa hoạt động kinh doanh của cá nhân, tổ chức đó vừa đảm bảo cho người tiến hành hoạt động kinh doanh đó được:
* An toàn:
– Tài chính, lợi nhuận của người tiến hành hoạt động kinh doanh;
– Xác định rõ rủi ro (nếu có), để từ đó có biện pháp phòng tránh;
– Tư cách chủ thể về các trách nhiệm hình sự, dân sự, hành chính với nhà nước, bên thứ ba….
– Được pháp luật bảo vệ trước các hành vi cạnh tranh không lành mạnh…
– Xác định rõ được thiệt hại khi bị các hành vi cạnh tranh không lành mạng gây thiệt hại … là căn cứ bắt buộc làm tiền đề, cơ sở để yêu cầu đòi bồi thường.
– An toàn trước hành vi khiếu nại của khách hàng không phù hợp…
….
* Chuyên nghiệp
* Uy tín

Bên cạnh những giá trị đó trên, Thành lập doanh nghiệp là bước đầu tiên, cần thiết để xây dựng giá trị thương hiệu – tài sản vô hình có thể tạo ra giá trị lớn, lợi nhuận lớn, ghi nhận được những lỗ lực của người tiến hành hoạt động kinh doanh chuyên nghiệp.
…………………….
Tóm lại: Thành lập doanh nghiệp để tiến hành hoạt động kinh doanh khi cá nhân, tổ chức xác định việc cung ứng sản phẩm, dịch vụ của mình ra thị trường là quy định bắt buộc đồng thời cũng là vì lợi ích tối ưu cho chính người chủ của hoạt động kinh doanh đó, khách hàng, đối tác, cộng động xã hội.

Việc tiến hành các hoạt động kinh doanh không đăng ký mục đích chủ yếu để tối thiểu hóa chi phí, trốn tránh nghĩa vụ với nhà nước, xã hội là hoạt động kinh doanh không lành mạnh. Sử dụng những hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ, tương tự, “nhái”, “giả” đánh vào tâm lý người tiêu dùng để hạ giá, cạnh tranh về giá ….(hành vi bị pháp luật cấm).

Các cá nhân tiến hành hoạt động kinh doanh mà không đăng ký, kê khai chủ yếu là sẵn tâm lý có thể bỏ hoạt động kinh doanh của mình, chối bỏ trách nhiệm với khách hàng, đối tác khi xảy ra hậu quả (nếu hậu quả lớn) (một hình thức chạy trốn khỏi trách nhiệm). Với các cá nhân, tổ chức khi bắt đầu hoạt động kinh doanh đã phát sinh tư tưởng đó thì hoạt động kinh doanh thường phần nhiều mang tính “chộp giật”, “thời vụ” đặt lợi ích kinh tế tối đa lên hàng đầu (Lợi nhuận tối đa), không đặt các giá trị phát triển bền vững lên trên lợi ích kinh tế trước mắt. Trong khi đó giá trị phát triển bền vững chính là lợi ích kinh tế, lợi nhuận lớn trong tương lai.

Với tốc độ triển mạnh của mạng internet, mạng xã hội nhiều cá nhân lựa chọn các loại hình kinh doanh online. Việc bán hàng tràn ngập trên các trang mạng xã hội, tuy nhiên hầu hết đều không đăng ký với cơ quan nhà nước, chưa bị áp dụng các biện pháp quản lý hành chính, kinh doanh với tư cách cá nhân. Hàng hóa, dịch vụ cung ứng thường nguồn gốc xuất xứ không rõ ràng, việc cam kết chất lượng, nguồn gốc, chính sách chỉ mang tính cá nhân lời nói chung chung khó xác định. Việc người tiêu dùng sử dụng sản phẩm, tiếp nhận các dịch vụ nếu có phát sinh rủi ro sẽ khó và nhiều trường hợp không thể yêu cầu pháp luật bảo vệ.

_______________________
Công ty Luật CMA
Trân trọng!
Luật sư Nguyễn Thị Hà my
Trụ sở: Số 45B Đội Văn, Hồng Bàng, Hải Phòng
Địa chỉ: Số 6 Phạm Bá Trực, Hồng Bang, Thành lập doanh nghiệp TRỌN GÓI tại HẢI PHÒNG
Đt: 0944.296.698

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
- Advertisment -spot_img

Bài viết được quan tâm