Thứ Bảy, Tháng Bảy 27, 2024
spot_img
Trang chủDịch Vụ Sổ ĐỏCấp sổ đỏ lần đầuNgười Việt Nam định cư ở nước ngoài mua nhà đất

Người Việt Nam định cư ở nước ngoài mua nhà đất

Trong những năm gần đây, nhu cầu sở hữu nhà ở gắn liền với đất ở của Người Việt Nam định cư ở nước ngoài ngày càng nhiều. Tuy nhiên, không phải Người Việt Nam định cư ở nước ngoài nào cũng hiểu quyền, điều kiện để được sở hữu nhà ở tại Việt Nam. Không ít trường hợp do không hiểu, nên Người Việt Nam định cư ở nước ngoài phải nhờ người thân, quen đứng tên hộ trên các hợp đồng mua bán, giấy tờ pháp lý liên quan tới nhà đất (Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất) tiềm ẩn nhiều rủi ro, có nguy cơ mất tài sản hoặc không bảo đảm các quyền, lợi ích hợp pháp cho mình khi xảy ra tranh chấp hoặc khó khăn trong việc dịch chuyển (mua bán, tặng cho, thế chấp).

Hiện nay, tại điều 169 Luật đất đai 2013 quy định trường hợp người gốc Việt Nam đang định cư ở nước ngoài :

(1) Người Việt Nam định cư ở nước ngoài được nhận chuyển quyền sử dụng đất thông qua nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất trong khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế.

(2) Người Việt Nam định cư ở nước ngoài thuộc diện được sở hữu nhà ở tại Việt Nam theo quy định của pháp luật về nhà ở được nhận chuyển quyền sử dụng đất ở thông qua hình thức mua, thuê mua, nhận thừa kế, nhận tặng cho nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở hoặc được nhận quyền sử dụng đất ở trong các dự án phát triển nhà ở;

(3) Người Việt Nam định cư ở nước ngoài được nhận quyền sử dụng đất thông qua việc Nhà nước giao đất.

Điều 159 Luật Nhà ở năm 2014 nêu rõ, đối tượng được sở hữu nhà ở và hình thức sở hữu nhà ở tại Việt Nam của tổ chức, cá nhân nước ngoài như sau:

  1. Đối tượng tổ chức, cá nhân nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam bao gồm:

c) Cá nhân nước ngoài được phép nhập cảnh vào Việt Nam.

2. Tổ chức, cá nhân nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam thông qua các hình thức sau đây:

a) Đầu tư xây dựng nhà ở theo dự án tại Việt Nam theo quy định của Luật này và pháp luật có liên quan;

b) Mua, thuê mua, nhận tặng cho, nhận thừa kế nhà ở thương mại bao gồm căn hộ chung cư và nhà ở riêng lẻ trong dự án đầu tư xây dựng nhà ở, trừ khu vực bảo đảm quốc phòng, an ninh theo quy định của Chính phủ.

Theo đó, đối với bất động sản (bao gồm quyền sử dụng đất ở và nhà ở) thì Người Việt Nam định cư ở nước ngoài được sở hữu các bất động sản như sau:

Đối với các trường hợp sở hữu nhà ở hoặc đất ở trong các dự án phát triển nhà ở thương mại của các doanh nghiệp kinh doanh bất động sản thì tính pháp lý của những căn nhà ở hoặc mảnh đất được phép sở hữu của Người Việt Nam định cư ở nước ngoài đã được thể hiện rõ ràng, thuộc trách nhiệm của các Doanh nghiệp kinh doanh bất động sản có nhà, đất nền bán. Do đó, trong phạm vi bài viết dưới đây, luật sư chỉ tư vấn trường hợp sở hữu nhà ở riêng lẻ của người Việt Nam định cư ở nước ngoài.

  1. Khái niệm “Người Việt Nam định cư ở nước ngoài “
Theo quy định tại khoản 3, 4 điều 3 Luật Quốc tịch năm 2008, sửa đổi bổ sung năm 2014, cụ thể:
“3. Người Việt Nam định cư ở nước ngoài là công dân Việt Nam và người gốc Việt Nam cư trú, sinh sống lâu dài ở nước ngoài.
4. Người gốc Việt Nam định cư ở nước ngoài là người Việt Nam đã từng có quốc tịch Việt Nam mà khi sinh ra quốc tịch của họ được xác định theo nguyên tắc huyết thống và con, cháu của họ đang cư trú, sinh sống lâu dài ở nước ngoài.”
Các giấy tờ chứng minh là Người Việt Nam định cư ở nước ngoài, gồm:
    • Hộ chiếu Việt Nam;
    • Giấy chứng minh nhân dân;
    • Giấy khai sinh, Trường hợp giấy khai sinh không thể hiện quốc tịch bố mẹ thì phải kèm theo giấy khai sinh của bố mẹ thể hiện là người gốc Việt Nam
    • Quyết định cho nhập quốc tịch Việt Nam;
    • Quyết định cho trở lại quốc tịch Việt Nam;
    • Quyết định công nhận việc nuôi con nuôi đối với trẻ em là người nước ngoài;
    • Quyết định cho người nước ngoài nhận trẻ em Việt Nam làm con nuôi;
  1. Nhà ở riêng lẻ 
Tại khoản 2 điều 3 Luật nhà ở năm 2014 quy định:
“2. Nhà ở riêng lẻ là nhà ở được xây dựng trên thửa đất ở riêng biệt thuộc quyền sử dụng hợp pháp của tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, bao gồm nhà biệt thự, nhà ở liền kề và nhà ở độc lập.”
  1. Điều kiện để người Việt Nam định cư ở nước ngoài được sở hữu nhà ở riêng lẻ tại Việt Nam
    • Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ
    • Được phép nhập cảnh vào Việt Nam
    • Có nhà ở hợp pháp thông qua hình thức: mua, thuê mua nhà ở thương mại của doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh bất động sản; mua, nhận tặng cho, nhận đổi, nhận thừa kế nhà ở của hộ gia đình, cá nhân; nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất ở trong dự án đầu tư xây dựng nhà ở thương mại được phép bán nền để tự tổ chức xây dựng nhà ở;
    • Có một trong các giấy tờ sau (Khoản 2 điều 5 Nghị định số 99/2015/NĐ-CP):

“a) Trường hợp mang hộ chiếu Việt Nam thì phải còn giá trị và có đóng dấu kiểm chứng nhập cảnh của cơ quan quản lý xuất, nhập cảnh Việt Nam vào hộ chiếu;

b) Trường hợp mang hộ chiếu nước ngoài thì phải còn giá trị có đóng dấu kiểm chứng nhập cảnh của cơ quan quản lý xuất, nhập cảnh Việt Nam vào hộ chiếu và kèm theo giấy tờ chứng minh còn quốc tịch Việt Nam hoặc giấy tờ xác nhận là người gốc Việt Nam do Sở Tư pháp các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài, cơ quan quản lý về người Việt Nam ở nước ngoài cấp hoặc giấy tờ khác theo quy định của pháp luật Việt Nam.”

Như vậy, căn cứ các quy định trên thì khi Người Việt Nam định cư ở nước ngoài đáp ứng các điều kiện về sở hữu nhà ở riêng lẻ tại Việt Nam thì sẽ được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (Sổ đỏ, Sổ hồng).

Đối với các trường hợp không đủ điều kiện để được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (Sổ đỏ, Sổ hồng) thì Người Việt Nam định cư ở nước ngoài nên chọn người thân, người tin tưởng để tránh các rủi ro cho mình có thể phát sinh trong tương lai, đồng thời có lựa chọn tư vấn, thiết lập các văn bản cam kết, uỷ quyền hoặc cầm giữ các giấy tờ cần thiết để đảm bảo an toàn tương đối.

Dịch vụ pháp lý mua nhà ở đất ở của người Việt Nam định cư tại nước ngoài
của Luật sư CMA:
  • Tư vấn các vấn đề pháp lý có liên quan
  • Đại diện thực hiện các thủ tục hành chính liên quan tới việc cấp Sổ đỏ, sổ hồng (Giấy chứng nhận)
  • Soạn thảo văn bản cam kết, thoả thuận dân sự
  • Đại diện giải quyết tranh chấp ngoài toà án và tố tụng tại toà án
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
- Advertisment -spot_img

Bài viết được quan tâm