Thứ tư, Tháng chín 11, 2024
spot_img
Trang chủLuật sư Tư vấnLuật sư tư vấn Hôn nhân gia đìnhLy hôn với người mất năng lực hành vi dân sự

Ly hôn với người mất năng lực hành vi dân sự

Chồng tôi bị tâm thần nặng không nhận thức, kiểm soát được hành vi và đã có kết quả giám định pháp y tâm thần của Viện pháp y tâm thần trung ương về việc mất năng lực hành vi dân sự. Hiện nay, tôi muốn đơn phương ly hôn, vậy tôi cho tôi hỏi, chồng bị tâm thần nặng như vậy thì làm sao ra Tòa ly hôn được ?

I. Căn cứ pháp lý

  • Bộ luật dân sự năm 2015
  • Luật hôn nhân và gia đình năm 2014

II. Luật sư CMA tư vấn

1.  Quy định về người mất năng lực hành vi dân sự?

Tại khoản 1 điều 22 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định về người mất năng lực hành vi dân sự

“Khi một người do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi thì theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan hoặc của cơ quan, tổ chức hữu quan, Tòa án ra quyết định tuyên bố người này là người mất năng lực hành vi dân sự trên cơ sở kết luận giám định pháp y tâm thần.”

Như vậy, một người được xác định là mất năng lực hành vi dân sự khi đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau:

– Có kết luận pháp y tâm thần kết luận một người bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi;

– Có quyết định của Toà án tuyên bố người này là người mất năng lực hành vi dân sự theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan hoặc của cơ quan, tổ chức hữu quan.

2. Giải quyết yêu cầu ly hôn với người mất năng lực hành vi dân sự

* Giải quyết yêu cầu ly hôn với người mất năng lực hành vi dân sự do bên còn lại yêu cầu

Căn cứ quy định tại khoản 3 điều 24 Luật HN&GĐ năm 2014:

Trong trường hợp một bên vợ, chồng mất năng lực hành vi dân sự mà bên kia có yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn thì căn cứ vào quy định về giám hộ trong Bộ luật dân sự, Tòa án chỉ định người khác đại diện cho người bị mất năng lực hành vi dân sự để giải quyết việc ly hôn.

Theo thông tin cung cấp, khi giải quyết yêu cầu ly hôn của bạn, Tòa án sẽ chỉ định người khác làm đại diện cho người mất năng lực hành vi dân sự để giải quyết yêu cầu ly hôn khi người vợ có yêu cầu. Việc chỉ định người giám hộ (gồm những người con; cha mẹ của người mất năng lực hành vi dân sự) căn cứ vào Điều 54 Bộ luật Dân sự năm 2015:

“… Người giám hộ của người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi do Tòa án chỉ định trong số những người giám hộ quy định tại Điều 53 của Bộ luật này . Trường hợp không có người giám hộ theo quy định trên, Tòa án chỉ định người giám hộ hoặc đề nghị một pháp nhân thực hiện việc giám hộ.”

* Giải quyết yêu cầu ly hôn do người thân thích của người mất năng lực hành yêu cầu:

Tại khoản 2 Điều 51 Luật Hôn nhân và Gia Đình năm 2014 quy định về quyền yêu cầu giải quyết ly hôn của cha, mẹ, người thân thích khi một bên vợ, chồng bị tâm thần, mất năng lực hành vi dân sự như sau:

“Cha, mẹ, người thân thích khác có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn khi một bên vợ, chồng do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình, đồng thời là nạn nhân của bạo lực gia đình do chồng, vợ của họ gây ra làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của họ.”

Như vậy, khi một bên vợ chồng bị tâm thần, mất năng lực hành dân sự vi thì người thân thích có thể thay con yêu cầu Tòa án ly hôn khi đáp ứng các điều kiện sau đây:

  • Tình trạng của người bệnh đã đến mức không có khả năng nhận thức, làm chủ hành vi của mình.

Theo phân tích trên, chứng cứ chứng minh một người mất năng lực hành vi dân sự là kết luận giám định pháp y tâm thần tại cơ quan y tế có thẩm quyền.

  • Người bệnh tâm thần phải là nạn nhân của bạo lực gia đình do chồng, vợ của họ gây ra làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của họ.

Hành vi bạo lực gia đình theo quy định tại khoản 1 Điều 2 Luật chống bạo lực gia đình 2007 gồm:

  • Hành hạ, ngược đãi, đánh đập hoặc hành vi cố ý khác xâm hại đến sức khỏe, tính mạng;
  • Lăng mạ hoặc hành vi cố ý khác xúc phạm danh dự, nhân phẩm;
  • Cô lập, xua đuổi hoặc gây áp lực thường xuyên về tâm lý gây hậu quả nghiêm trọng;
  • Ngăn cản việc thực hiện quyền, nghĩa vụ trong quan hệ gia đình giữa ông, bà và cháu; giữa cha, mẹ và con; giữa vợ và chồng; giữa anh, chị, em với nhau;
  • Cưỡng ép quan hệ tình dục;
  • Cưỡng ép tảo hôn; cưỡng ép kết hôn, ly hôn hoặc cản trở hôn nhân tự nguyện, tiến bộ;
  • Chiếm đoạt, huỷ hoại, đập phá hoặc có hành vi khác cố ý làm hư hỏng tài sản riêng của thành viên khác trong gia đình hoặc tài sản chung của các thành viên gia đình;
  • Cưỡng ép thành viên gia đình lao động quá sức, đóng góp tài chính quá khả năng của họ; kiểm soát thu nhập của thành viên gia đình nhằm tạo ra tình trạng phụ thuộc về tài chính;
  • Có hành vi trái pháp luật buộc thành viên gia đình ra khỏi chỗ ở.

Tham khảo: https://tuvanluathaiphong.com/tu-van-ly-hon-tai-hai-phong/

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
- Advertisment -spot_img

Bài viết được quan tâm