Khi doanh nghiệp ngày càng lớn mạnh, nhu cầu thiết yếu cần mở rộng kinh doanh ra nhiều nơi khác nhau. Và có rất nhiều cách thức, phương án khác nhau để mở rộng thị trường như: sát nhập, liên doanh, mở địa điểm kinh doanh,…… Tuy nhiên, một trong những cách phổ biến mà doanh nghiệp lựa chọn đầu tiên là mở thêm chi nhánh doanh nghiệp. Vậy, pháp luật quy định như thế nào về việc mở chi nhánh doanh nghiệp? Điều kiện và thủ tục mở chi nhánh doanh nghiệp được quy định như thế nào?
CĂN CỨ PHÁP LÝ:
- Luật Doanh Nghiệp 2014
- Nghị Đinh 78/2015/NĐ-CP quy định về đăng ký doanh nghiệp
1. ĐIỀU KIỆN ĐỂ THÀNH LẬP CHI NHÁNH DOANH NGHIỆP
- Doanh nghiệp có Giấy chứng nhận đăng ký.
- Đặt tên cho chi nhánh doanh nghiệp theo đúng quy định pháp luật
Theo Điều 41, Luật Doanh Nghiệp 2014 quy đinh về cách đặt tên của chi nhánh doanh nghiệp như sau:
+ Tên chi nhánh doanh nghiệp phải được viết bằng các chữ cái trongbảng chữ cái tiếng Việt, các chữ cái F, J, Z, W, chữ số và các ký hiệu
LƯU Ý: đối với Tên Chi nhánh doanh nghiệp phải mang tên doanh nghiệp kèm theo cụm từ “Chi nhánh”.
+ Tên Chi nhánh doanh nghiệp phải được gắn tại trụ sở chính của Chi nhánh.
- Đặt địa chỉ trụ sở chính cho chi nhánh doanh nghiệp.
Khi tiến hành kê khai thông tin địa chỉ của chi nhánh, doanh nghiệp phải khai rõ số nhà, ngách, hẻm, đường hoặc thôn, xóm, ấp, xã, phường, thị trấn, huyện, quận, thị xã, tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương…
Và khi đăng ký, trụ sở Chi nhánh doanh nghiệp không được đăng ký tại Chung cư hoặc Nhà tập thể.
- Nội dung hoạt động, ngành nghề kinh doanh của Chi nhánh doanh nghiệp
Ngành, nghề kinh doanh của chi nhánh doang nghiệp phải đúng với ngành, nghề kinh doanh của doanh nghiệp đã đăng ký.
- Người đứng đầu chi nhánh doanh nghiệp
Người đứng đàu chi nhánh doang nghiệp phải có năng lực hành vi dân sự, những người không nằm trong trường hợp không được góp vốn, thành lập, quản lý doanh nghiệp theo quy định của Luật Doanh nghiệp.
2. HỒ SƠ THÀNH LẬP CHI NHÁNH CỦA DOANH NGHIỆP
- Căn cứ Điều 33, Nghị Đinh 78/2015/NĐ-CP quy định về đăng ký doanh nghiệp thì hồ sơ cần chuẩn bị như sau:
- Thông báo thành lập chi nhánh doanh nghiệp (theo mẫu)
- Văn bản ủy quyền thực hiện (nếu có)
- Quyết định của Hội đồng thành viên đối với công ty TNHH hai thành viên trở lên, của chủ sở hữu công ty hoặc Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty đối với công ty TNHH một thành viên, của Hội đồng quản trị đối với công ty cổ phần, của các thành viên hợp danh đối với công ty hợp danh
- Biên bản họp (bản sao) của Hội đồng thành viên đối với công ty TNHH hai thành viên trở lên, Hội đồng thành viên đối với công ty TNHH một thành viên ( TH chủ sở hữu công ty là tổ chức), của Hội đồng quản trị đối với công ty cổ phần, của các thành viên hợp danh đối với công ty hợp danh
- Bản sao hợp lệ quyết định bổ nhiệm người đứng đầu chi nhánh doang nghiệp
- Bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân của người đứng đầu chi nhánh doanh nghiệp
3. THỦ TỤC THÀNH LẬP CHI NHÁNH DOANH NGHIỆP
Bước 1: Nộp hồ sơ giấy tại Sở kế hoạch và đầu tư
Bước 2: Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Phòng Đăng ký kinh doanh cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh, địa điểm kinh doanh, cập nhật thông tin về chi nhánh doanh nghiệp trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp cho doanh nghiệp.
Bước thứ ba: Điều chỉnh thông tin khai báo thuế
Hồ sơ bổ sung đăng ký thuế gồm:
- Tờ khai điều chỉnh đăng ký thuế theo mẫu 08-MST;
- Bản sao không yêu cầu chứng thực Giấy phép đăng ký kinh doanh bổ sung hoặc Giấy phép thành lập và hoạt động hoặc Giấy chứng nhận đầu tư đối với các trường hợp thay đổi thông tin phải cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh bổ sung hoặc Giấy phép thành lập và hoạt động hoặc Giấy chứng nhận đầu tư;
- Bảng kê kèm theo tờ khai đăng ký thuế ban đầu (nếu có).