Thứ sáu, Tháng chín 13, 2024
spot_img
Trang chủDịch Vụ Sổ ĐỏCấp đổi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

Cấp đổi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

Công ty luật CMA - 135 Lê Thánh Tông, Máy Chai, Ngô Quyền, Hải Phòng. Mọi thắc mắc xin vui lòng liên hệ đến hotline 0986.057.998 - 0944.296.698 (Luật sư Bá Châu - Luật sư Hà My) hoặc email: congtyluatcma@gmail.com

Trong quá trình sử dụng đất của người sử dụng đất thì có nhiều vấn đề phát sinh như chuyển nhượng, tặng cho, thế chấp, bị mất, trong đó có cấp đổi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (tên gọi khác “Sổ đỏ”, “Sổ hồng”). Vậy trong trường hợp nào thì được cấp đổi sổ đỏ/sổ hồng và thủ tục cấp đổi sổ đỏ/sổ hồng là như thế nào? Công ty Luật CMA xin cung cấp tới quý khách hàng thủ tục cấp đổi sổ đỏ/sổ hồng.

  1. Cơ sở pháp lý:

– Luật đất đai 2013

– Nghị định 43/2014/NĐ-CP

– Nghị định 07/2018/NĐ-CP

– Thông tư 24/2014/NĐ-CP

  1. Các trường hợp cấp đổi giấy chứng nhận:

Theo khoản 1 Điều 76 Nghị định 43/2014/NĐ-CP việc cấp sổ đỏ/sổ hồng đã cấp được thực hiện trong các trường hợp sau:

– Trường hợp 1, người sử dụng đất có nhu cầu đổi Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng hoặc các loại Giấy chứng nhận đã cấp trước ngày 10/12/2009 sang loại Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (giấy chứng nhận mới hiện đang áp dụng).

Trước ngày 10/12/2009 (trước ngày Nghị định 88/2009/NĐ-CP có hiệu lực thi hành) tại Việt Nam có các loại Giấy chứng nhận như:

+ Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

+ Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở

+ Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở

+ Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng

Để thống nhất quản lý và tránh gây khó khăn cho người dân, từ ngày 10/12/2009, Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành mẫu Giấy chứng nhận mới áp dụng chung trên phạm vi cả nước với tên gọi Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.

Theo đó, các loại giấy chứng nhận cấp trước ngày 10/12/2009 vẫn có giá trị pháp lý, người được cấp có nhu cầu đổi sang loại Giấy chứng nhận mới thì được quyền đổi.

– Trường hợp 2, giấy chứng nhận, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng đã cấp bị ố, nhòe, rách, hư hỏng;

– Trường hợp 3, do thực hiện dồn điền, đổi thửa, đo đạc xác định lại diện tích, kích thước thửa đất;

– Trường hợp 4, trường hợp quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất là tài sản chung của vợ và chồng mà Giấy chứng nhận đã cấp chỉ ghi họ, tên của vợ hoặc của chồng, nay có yêu cầu cấp đổi Giấy chứng nhận để ghi cả họ, tên vợ và họ, tên chồng.

  1. Thủ tục cấp đổi Giấy chứng nhận:

Bước 1: Nộp hồ sơ

Người sử dụng đất chuẩn bị 01 hồ sơ nộp tại chi nhánh văn phòng đăng ký đất đai thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện hoặc văn phòng đăng ký đất đai thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường. Hồ sơ xin cấp đổi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất gồm:

– Đơn đề nghị cấp đổi Giấy chứng nhận theo Mẫu số 10/ĐK

– Bản gốc Giấy chứng nhận đã cấp

– Chứng minh thư, sổ hộ khẩu, giấy xác nhận tình trạng hôn nhân (bản sao có chứng thực)

– Văn bản ủy quyền của người sử dụng đất cho cá nhân khác thực hiện đăng ký cấp đổi, nhận kết quả (nếu có).

Bước 2: Tiếp nhận hồ sơ

– Trường hợp nhận hồ sơ chưa đầy đủ, chưa hợp lệ thì trong thời gian tối đa 3 ngày, cơ quan tiếp nhận, xử lý hồ sơ phải thông báo và hướng dẫn người nộp hồ sơ bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ.

– Nếu hồ sơ đủ:

+ Nhập đủ thông tin trên hệ thống tiếp nhận hồ sơ;

+ Trao phiếu tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả cho người nộp hồ sơ.

Bước 3: Giải quyết yêu cầu

– Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất có trách nhiệm:

+ Kiểm tra hồ sơ, xác nhận vào đơn đề nghị về lý do cấp đổi Giấy chứng nhận;

+ Lập hồ sơ trình cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất;

+ Cập nhật, chỉnh lý hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu đất đai;

– Trao hoặc gửi UBND cấp xã để trao đối với trường hợp nộp hồ sơ tại cấp xã.

  1. Thẩm quyền thực hiện thủ tục cấp đổi giấy chứng nhận:

+ Văn phòng đăng ký đất đai hoặc chi nhánh Văn phòng đất đai đối với những nơi đã có Văn phòng đăng ký đất đai hoặc chi nhánh

+ Phòng tài nguyên và môi trướng đối với nơi chưa thành lập Văn phòng đăng ký đất đai hoặc chi nhánh

+ Tại UBND xã nếu có nhu cầu (Trường hợp này UBND xã chỉ tiếp nhận hồ sơ và gửi lên Cơ quan cấp trên)

  1. Thời hạn thực hiện:

Theo khoản 40 Điều 2 Nghị định 01/2017/NĐ-CP thì thời hạn giải quyết yêu cầu cấp đổi như sau:

+ Không quá 07 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ.

+ Trường hợp cấp đổi đồng loạt cho nhiều người sử dụng đất do đo vẽ lại bản đồ là không quá 50 ngày;

+ Đối với các xã miền núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn thì thời gian thực hiện được tăng thêm 10 ngày.

+ Kết quả giải quyết thủ tục hành chính phải trả cho người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất trong thời hạn không quá 03 ngày làm việc kể từ ngày có kết quả giải quyết.

  1. Lệ phí cấp đổi

+ Mức thu lệ phí địa chính do HĐND cấp tỉnh quyết định nên mỗi tỉnh/thành phố sẽ có mức tiền khác nhau.

+ Hộ gia đình, cá nhân ở nông thôn không phải nộp lệ phí địa chính.

+ Mọi trường hợp cấp phôi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất đều phải nộp lệ phí cấp phôi sổ.

 

 

 

 

 

 

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
- Advertisment -spot_img

Bài viết được quan tâm