Thứ Tư, Tháng Năm 1, 2024
spot_img

 Xác định cha, mẹ, con tại Tòa án

Vợ ngoại tình với người khác sinh ra con; con muốn nhận lại cha đã mất; nam nữ sống chung với nhau như vợ chồng không đăng ký kết hôn sinh con, người cha không thừa nhận con… thì phải giải quyết như thế nào?

  1. Căn cứ pháp lý

– Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014

– Luật Tố tụng Dân sự năm 2015

– Thông tư 04/2020/TT-BTP ngày 28/5/2020 quy định chi tiết thi hành một số điều của luật Hộ tịch và nghị định 123/2015/NĐ-CP ngày 15/11/2015 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành luật Hộ tịch.

  1. Luật sư tư vấn

 2.1. Nguyên tắc xác định cha, mẹ, con:

Việc xác định cha mẹ cho con nhằm xác định thân phận và quan hệ huyết thống giữa các chủ thể, góp phần ổn định các mối quan hệ trong gia đình và xã hội. Đồng thời, việc xác định cha, mẹ, con còn có ý nghĩa quan trọng trong việc thực hiện các yêu cầu cấp dưỡng hay tài sản thừa kế do người chết để lại.

Theo quy định tại điều 88, điều 89 Luật hôn nhân gia đình 2014 xác định cha, mẹ cho con được thực hiện trên các nguyên tắc sau:

– Con sinh ra trong thời kỳ hôn nhân hoặc do người vợ có thai trong thời kỳ hôn nhân là con chung của vợ chồng.

– Con được sinh ra trong thời hạn 300 ngày kể từ thời điểm chấm dứt hôn nhân được coi là con do người vợ có thai trong thời kỳ hôn nhân.

– Con sinh ra trước ngày đăng ký kết hôn và được cha mẹ thừa nhận là con chung của vợ chồng.

– Trường hợp cha mẹ không thừa nhận con phải có chứng cứ và được Tòa án xác định.

– Người được nhận và không được nhận là cha, mẹ của một người có thể yêu cầu Tòa án xác định người đó là con mình hay không.

2.2.  Xác định quan hệ cha, mẹ, con tại Tòa án

Mục lục bài viết

Theo quy định tại khoản 2 điều 101 luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014, Tòa án có thẩm quyền giải quyết yêu cầu xác định cha, mẹ, con trong 03 trường hợp:

·  Có tranh chấp;

·  Người được yêu cầu xác định cha, mẹ, con đã chết;

·  Người có yêu cầu xác định cha, mẹ, con chết.

Như vậy, Tòa án có thẩm quyền xác định cha, mẹ, con nếu có tranh chấp như cha không thừa nhận con trong thời kỳ hôn nhân; mẹ khởi kiện yêu cầu xác định cha cho con để thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng; con muốn nhận lại cha đã mất; cha muốn nhận lại con đã mất;…

Trường hợp người vợ sinh con trong thời kỳ hôn nhân, người chồng hợp pháp không thừa nhận con chung, người cha ruột của con ngoài giá thú muốn nhận lại con của mình dù không có tranh chấp nhưng vẫn phải làm đơn yêu cầu Tòa án xác định quan hệ cha – con theo quy định tại Điều 16 thông tư 04/2020/TT-BTP ngày 28/5/2020.

( Xác định Tòa án có thẩm quyền giải quyết tranh chấp dân sự: https://tuvanluathaiphong.com/khoi-kien-tranh-chap-tai-toa-an-can-chuan-bi-gi/)

2.3. Hồ sơ yêu cầu xác định cha, mẹ, con tại Tòa án

Căn cứ quy định của pháp luật Tố tụng Dân sự hiện hành, hồ sơ khởi kiện yêu cầu Tòa án xác định quan hệ cha, con gồm:
+ Đơn khởi kiện yêu cầu xác định cha, mẹ con;
+ CMND, CCCD, sổ hộ khẩu của các bên;
+ Giấy tờ chứng minh quan hệ cha, mẹ, con;
Chứng cứ để chứng minh quan hệ cha, mẹ, con gồm một trong các giấy tờ, tài liệu quy định tại điều 14 thông tư 04/2020/TT-BTP:
– Văn bản của cơ quan y tế, cơ quan giám định hoặc cơ quan khác có thẩm quyền ở trong nước hoặc nước ngoài xác nhận quan hệ cha con, quan hệ mẹ con.
– Trường hợp không có chứng cứ chứng minh quan hệ cha, mẹ, con theo quy định tại khoản 1 Điều này thì các bên nhận cha, mẹ, con lập văn bản cam đoan về mối quan hệ cha, mẹ, con và có ít nhất 02 người làm chứng về mối quan hệ cha, mẹ, con.
Quyết định của Tòa án về việc xác định cha, mẹ, con phải được gửi cho cơ quan đăng ký hộ tịch để ghi chú theo quy định của pháp luật về hộ tịch; các bên trong quan hệ xác định cha, mẹ, con; cá nhân, cơ quan, tổ chức có liên quan theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự.

DỊCH VỤ PHÁP LÝ CỦA LUẬT SƯ CMA GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP DÂN SỰ, HÔN NHÂN GIA ĐÌNH, KINH DOANH THƯƠNG MẠI, LAO ĐỘNG TẠI TOÀ ÁN, gồm:

·        Tư vấn các vấn đề pháp lý có liên quan;

·        Thu thập tài liệu, phối hợp thu thập tài liệu chứng cứ;

·        Tham gia hoà giải, giải quyết tranh chấp trước khi khởi kiện;

·        Soạn thảo đơn khởi kiện, nộp đơn khởi kiện, nộp án phí, lệ phí toà án;

·        Soạn thảo văn bản, tài liệu cần thiết cho hoạt động giải quyết tranh chấp tại toà án;

·        Tham gia tố tụng tại toà án.

 

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
- Advertisment -spot_img

Bài viết được quan tâm