Thứ Bảy, Tháng Bảy 27, 2024
spot_img
Trang chủLuật sư Tư vấnLuật sư tư vấn Lao độngTư vấn tranh chấp lao động tại hải phòng

Tư vấn tranh chấp lao động tại hải phòng

Tranh chấp lao động là tranh chấp về quyền, nghĩa vụ giữa người sử dụng lao động và người lao động, tập thể lao động trong quan hệ lao động. Các tranh chấp có thể phát sinh do nhiều yếu tố nhưng điểm chung thì chủ yếu là:

  • Tranh chấp lao động về việc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động tại hải phòng
  • Tranh chấp lao động về các quyền, nghĩa vụ khi chấm dứt hợp đồng lao động tại hải phòng
  • Tranh chấp lao động về việc trả lương, thưởng trong quá trình thực hiện hợp đồng lao động tại hải phòng
  • Tranh chấp lao động về kỷ luật lao động chủ yếu liên quan tới kỷ luật sa thải tại hải phòng
  • Tranh chấp lao động về bồi thường trách nhiệm vật chất, như: Bồi thường thiệt hại do làm hư hỏng tài sản; bồi thường chi phí đào tạo… tại hải phòng
  • Tranh chấp lao động về bồi thường tai nạn lao động, quyền nghĩa vụ của các bên khi xảy ra tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp…

Với đội ngũ luật sư nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực lao động, tham gia giải quyết tranh chấp, CMA sẽ là đơn vị lựa chọn tối ưu cho phương án giải quyết tranh chấp hợp pháp, hiệu quả của Quý khách hàng.

Dịch vụ pháp lý giải quyết tranh chấp lao động của CMA:

  • Tư vấn hoặc đại diện tham gia đàm phán giải quyết tranh chấp: Tư vấn pháp luật, xác định bản chất vấn đề tranh chấp, các căn cứ pháp lý phát sinh. Trên cơ sở đó để đề ra phương án giải quyết, tham gia đàm phán, thỏa thuận với bên tranh chấp.
  • Tư vấn hoặc đại diện tham gia hòa giải, khiếu nại về lao động: Luật sư của CMA sẽ tư vấn pháp luật về trình tự, thủ tục, các bước tiến hành, quy định của pháp luật có liên quan về cách thức, trình tự, thẩm quyền giải quyết tranh chấp. Trên cơ sở yêu cầu của khách hàng sẽ đại diện hoặc tham gia với tư cách là luật sư bảo vệ quyền lợi trong quá trình giải quyết của hòa giải viên lao động (giải quyết tranh chấp bởi hòa giải viên) hoặc giải quyết khiếu nại lao động lần đầu bởi người lao động, giải quyết khiếu nại lần hai bởi Chánh thanh tra sở lao động thương binh và xã hội.
  • Soạn thảo văn bản, hỗ trợ chuẩn bị hồ sơ khởi kiện, hồ sơ khiếu nại, thu thập chứng cứ, gặp, làm việc với các bên có liên quan.
  • Đại diện nộp đơn khởi kiện, tham gia tố tụng tại tòa án hoặc tham gia giải quyết tranh chấp tại hòa giải viên, giải quyết khiếu nại bởi người có thẩm quyền.

QUY TRÌNH TƯ VẤN GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP LAO ĐỘNG:

Bước 1: Tiếp nhận thông tin, yêu cầu và hồ sơ vụ việc và các chứng cứ, giấy tờ liên quan đến vụ việc tranh chấp về Lao động, tranh chấp lao động theo yêu cầu thực tế của người lao động, người sử dụng lao động.

Bước 2: Tư vấn các vấn đề pháp lý có liên quan tới quan hệ lao động, tranh chấp lao động, xác định loại tranh chấp, cơ sở pháp luật.

Bước 3: Xác định về điều kiện, thẩm quyền giải quyết, thời gian thực hiện. Tư vấn xác định phương thức giải quyết tranh chấp hiệu quả trên cơ sở nội dung tranh chấp, chứng cứ, tài liệu, hiệu quả của việc thi hành kết quả giải quyết và các quyền lợi liên quan.

Bước 4: Phân công luật sư trực tiếp phụ trách theo chuyên môn, kinh nghiệm loại vụ và yêu cầu của khách hàng.

Bước 5: Thu thập tài liệu, chứng cứ, nhân chứng, chuẩn bị hồ sơ, soạn thảo văn bản, đơn từ có liên quan tới việc giải quyết tranh chấp lao động.

Bước 6: Đại diện hoặc tham gia hòa giải, giải quyết tranh chấp tại các cơ quan có thẩm quyền, tòa án.

XÁC ĐỊNH THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP TẠI TÒA ÁN

Về nguyên tắc chung khi giải quyết tranh chấp dân sự trong đó có tranh chấp về lao động thì thẩm quyền của tòa án được xác định dựa nhiều trên hai yếu tố: 1) Nơi cư trú của bị đơn; 2) Vụ việc có yếu tố nước ngoài hoặc có hủy văn bản cá biệt của cơ quan hành chính hay không?

Trong trường hợp nguyên đơn là người sử dụng lao động (công ty, tổ chức, cá nhân thuê mướn lao động) thì là nơi cư trú hoặc làm việc của bị đơn (người lao động). Nếu không có yếu tố nước ngoài hoặc không hủy quyết định của Cơ quan cấp tỉnh, chủ tịch UBND cấp tỉnh thì thẩm quyền của tòa án quận/huyện/thị xã, ví dụ tại hải phòng, thì các tranh chấp này.

Trường hợp nguyên đơn là người lao động nếu tranh chấp về bồi thường thiệt hại, trợ cấp khi chấm dứt hợp đồng lao động, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, quyền và lợi ích liên quan đến việc làm, tiền lương, thu nhập và các điều kiện lao động khác đối với người lao động thì nguyên đơn là người lao động có thể yêu cầu Tòa án nơi mình cư trú, làm việc giải quyết. Trong trường hợp không có yếu tố nước ngoài hoặc không hủy các quyết định hành chính cá biệt của cơ quan cấp tỉnh hoặc chủ tịch UBND cấp tỉnh sẽ do Tòa án quận/huyện/thị xã giải quyết, ví dụ:

  • Tranh chấp lao động của người lao động có cư trú, làm việc tại quận Ngô Quyền sẽ do Tòa án nhân dân quận Ngô Quyền, địa chỉ: Số 31 Trấn Phú, Quận Ngô Quyền, Thành phố Hải Phòng
  • Tranh chấp lao động của người lao động có cư trú, làm việc tại quận Lê Chân sẽ do Tòa án nhân dân quận Lê Chân, địa chỉ: Số 54 Tô Hiệu, phường Trại Cau, Quận Lê Chân, thành phố Hải Phòng
  • Tranh chấp lao động của người lao động có cư trú, làm việc tại quận Hồng Bàng sẽ do Tòa án nhân dân quận Hồng Bàng, địa chỉ: Phường Hùng Vương, quận Hồng Bàng, TP.Hải Phòng
  • Tranh chấp lao động của người lao động có cư trú, làm việc tại quận Hải An sẽ do Tòa án nhân dân quận Hải An, địa chỉ: Khu 5, Hạ Lũng, Đằng Hải, Hải An, Hải Phòng
  • Tranh chấp lao động của người lao động có cư trú, làm việc tại quận Dương Kinh sẽ do Tòa án nhân dân quận Dương Kinh, địa chỉ: Phạm Văn Đồng, Quận Dương Kinh, Hải Thành, Dương Kinh, Hải Phòng
  • Tranh chấp lao động của người lao động có cư trú, làm việc tại quận Đồ Sơn sẽ do Tòa án nhân dân quận đồ sơ, địa chỉ:  353 Nguyễn Hữu Cầu, Ngọc Xuyên, Đồ Sơn, Hải Phòng
  • Tranh chấp lao động của người lao động có cư trú, làm việc tại huyện Thủy Nguyên sẽ do Tòa án nhân dân huyện Thủy Nguyên, địa chỉ: Thủy Sơn, Thủy Nguyên, Hải Phòng
  • Tranh chấp lao động của người lao động có cư trú, làm việc tại huyện An Dương sẽ do Tòa án nhân dân huyện An Dương, địa chỉ: TT. An Dương, An Dương, Hải Phòng
  • Tranh chấp lao động của người lao động có cư trú, làm việc tại huyện An Lão sẽ do Tòa án nhân dân huyện An Lão, địa chỉ: số 11 Đường Nguyễn Văn Trỗi, TT An Lão, Huyện An Lão, Thành phố Hải Phòng
  • Tranh chấp lao động của người lao động có cư trú, làm việc tại huyện Tiên Lãng sẽ do Tòa án nhân dân huyện Tiên Lãng, địa chỉ: 32 Phạm Ngọc Đa, TT. Tiên Lãng, Tiên Lãng, Hải Phòng
  • Tranh chấp lao động của người lao động có cư trú, làm việc tại huyện Vĩnh bảo sẽ do Tòa án nhân dân huyện vĩnh bảo, địa chỉ: 20 Tháng 8, TT. Vĩnh Bảo, Vĩnh Bảo, Hải Phòng
  • Tranh chấp lao động của người lao động có cư trú, làm việc tại huyện Kiến Thụy sẽ do Tòa án nhân dân huyện kiến thụy, địa chỉ: 405, TT. Núi Đôi, Kiến Thụy, Hải Phòng
  • Tranh chấp lao động của người lao động có cư trú, làm việc tại huyện Cát Hải sẽ do Tòa án nhân dân huyện cát hải, địa chỉ:  27 1 Tháng 4, TT. Cát Bà, Cát Hải, Hải Phòng

_______________

Tư vấn Luật sư vui lòng liên hệ:

Công ty Luật CMA

Hotline: 0986.057.998 & 0944.296.698

Email: CongtyluatCMA@gmail.com

Luật sư – Tư vấn – Tranh tụng – Sở hữu trí tuệ

 

 

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
- Advertisment -spot_img

Bài viết được quan tâm