Thứ năm, Tháng mười hai 5, 2024
spot_img
Trang chủLuật sư Tư vấnLuật sư tư vấn Lao độngTiền lương đóng Bảo hiểm xã hội bắt buộc

Tiền lương đóng Bảo hiểm xã hội bắt buộc

1. Cơ sở pháp lý

  • Luật Bảo hiểm xã hội 2014;
  • Thông tư 47/2015/TT-BLĐTBXH;
  • Nghị định 05/2015/NĐ-CP;
  • Quyết định 595/QĐ-BHXH;
  • Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH.

2. Luật sư tư vấn

2.1. Tiền lương do Nhà nước quy định

Người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định thì tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc là tiền lương theo ngạch, bậc, cấp bậc quân hàm và các khoản phụ cấp chức vụ, phụ cấp thâm niên vượt khung, phụ cấp thâm niên nghề (nếu có). Tiền lương này tính trên mức lương cơ sở là 1.490.000 đồng/tháng.

Tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc còn bao gồm cả hệ số chênh lệch bảo lưu theo quy định của pháp luật về tiền lương.

Người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn thì tiền lương tháng đóng BHXH là mức lương cơ sở.

2.2.Tiền lương do đơn vị quyết định

Từ ngày 01/01/2018 trở đi, tiền lương đóng bả hiểm xã hội là mức lương, phụ cấp và các khoản bổ sung khác theo quy định của pháp luật lao động. Cụ thể,tiền lương hàng tháng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc bao gồm:

a. Mức lương

Mức lương được hiểu là mức lương tính theo thời gian công việc hoặc chức danh theo thang lương, bảng lương do người sử dụng lao động xây dựng theo quy định của pháp luật lao động mà hai bên đã thỏa thuận.

Mức lương tháng đóng bảo hiểm xã hội không được thấp hơn mức lương tối thiểu đối với người lao động làm công việc hoặc chức danh đơn giản nhất trong điều kiện lao động bình thường.

Đối với người lao động làm công việc đòi hỏi đã qua học nghề, đào tạo nghề (kể cả lao động do doanh nghiệp tự dạy nghề) thì mức lương tối thiểu phải cao hơn ít nhất 7% so với mức lương tối thiểu vùng.

Người lao động làm công việc hoặc chức danh có điều kiện lao động nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm phải cao hơn ít nhất 5%; công việc hoặc chức danh có điều kiện lao động đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm phải cao hơn ít nhất 7% so với mức lương của công việc hoặc chức danh có độ phức tạp tương đương, làm việc trong điều kiện lao động bình thường.

b. Phụ cấp lương

Các khoản phụ cấp lương để bù đắp yếu tố về điều kiện lao động, tính chất phức tạp công việc, điều kiện sinh hoạt, mức độ thu hút lao động mà mức lương thỏa thuận trong hợp đồng lao động chưa được tính đến hoặc tính chưa đầy đủ như:

  • Phụ cấp chức vụ, chức danh;
  • Phụ cấp trách nhiệm;
  • Phụ cấp nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm;
  • Phụ cấp thâm niên;
  • Phụ cấp khu vực;
  • Phụ cấp lưu động;
  • Phụ cấp thu hút và các phụ cấp có tính chất tương tự.

c. Các khoản bổ sung khác:

Các khỏan bổ sung khác được hiểu làl các khoản bổ sung xác định được mức tiền cụ thể cùng với mức lương thỏa thuận trong hợp đồng lao động và trả thường xuyên trong mỗi kỳ trả lương.

Với các khoản bổ sung khác không xác định được ngay với mức lương và phụ thuộc vào kết quả lao động thì không tính đóng bảo hiểm xã hội.

d. Tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của một số đối tượng đặc biệt

  • Tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc đối với người quản lý doanh nghiệp có hưởng tiền lương là tiền lương do doanh nghiệp quyết định, trừ viên chức quản lý chuyên trách trong công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do nhà nước làm chủ sở hữu.
  • Tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc đối với người quản lý điều hành hợp tác xã có hưởng tiền lươnglà tiền lương do đại hội thành viên quyết định.
  • Tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc đối với người đại diện phần vốn nhà nước không chuyên trách tại các tập đoàn kinh tế, tổng công ty, công ty nhà nước sau cổ phần hóa; công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên là tiền lương theo chế độ tiền lương của cơ quan, tổ chức đang công tác trước khi được cử làm đại diện phần vốn nhà nước.
  • Tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc đối với người đại diện phần vốn nhà nước chuyên trách tại các tập đoàn, tổng công ty, công ty là tiền lương theo chế độ tiền lương do tập đoàn, tổng công ty, công ty quyết định.

Mức tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc cao hơn 20 tháng lương cơ sở thì mức tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc bằng 20 tháng lương cơ sở.

_______________

Tư vấn Luật sư vui lòng liên hệ:

Công ty Luật CMA

Hotline: 0986.057.998

Email: CongtyluatCMA@gmail.com

 

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
- Advertisment -spot_img

Bài viết được quan tâm