Thứ tư, Tháng mười một 20, 2024
spot_img
Trang chủLuật sư Tư vấnLuật sư tư vấn Hôn nhân gia đìnhThủ tục đăng ký kết hôn với người nước ngoài

Thủ tục đăng ký kết hôn với người nước ngoài

Tư vấn ly hôn tại Hải Phòng Miễn phí tư vấn: 0986057998_0944296698

Đăng ký kết hôn với người nước ngoài có lẽ không phải là khái niệm mới mẻ với nhiều  người Việt hiện nay và càng phổ biến hơn khi nước ta đang trong quá trình hội nhập, phát triển sâu rộng trên thương trường quốc tế.

I. Căn cứ pháp lý

  • Luật hôn nhân gia đình năm 2014
  • Luật hộ tịch năm 2014
  • Nghị định 123/2015/NĐ-CP
  • Thông tư 04/2020/TT-BTP

II. Luật sư CMA tư vấn

1. Điều kiện đăng ký kết hôn với người nước ngoài

Trong trường hợp công dân Việt Nam đăng ký kết hôn với người nước ngoài tại cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam thì hai bên cần đáp ứng đầy đủ các điều kiện quy định tại Điều 8 Luật hôn nhân và gia đình 2014:

  • Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên;
  • Việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định;
  • Không bị mất năng lực hành vi dân sự;
  • Việc kết hôn không thuộc một trong các trường hợp cấm kết hôn theo quy định của pháp luật, gồm:+ Kết hôn giả tạo;+ Tảo hôn, cưỡng ép kết hôn, lừa dối kết hôn, cản trở kết hôn;+ Người đang có vợ, có chồng mà kết hôn với người khác hoặc chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn với người đang có chồng, có vợ;+ Kết hôn giữa những người cùng dòng máu về trực hệ; giữa những người có họ trong phạm vi ba đời; giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi; giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, cha dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng.

Trường hợp Việt Nam và nước mà công dân nước ngoài mang quốc tịch đã có ký kết với nhau Hiệp định tương trợ tư pháp trong đó có quy định về điều kiện đăng ký kết hôn thì điều kiện đăng ký kết hôn sẽ được tuân theo Hiệp định tương trợ tư pháp mà hai nước đã ký kết.

2. Hồ sơ đăng ký kết hôn cần chuẩn bị:

Để thực hiện thủ tục đăng ký kết hôn với người nước ngoài tại Việt Nam các bên cần chuẩn bị một bộ hồ sơ đầy đủ gồm:Thứ nhất, đối với người Việt Nam:

  • CCCD (bản sao chứng thực);
  • Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân (được UBND có thẩm quyền cấp có hiệu lực trong vòng 6 tháng tính đến ngày nộp hồ sơ);
  • Giấy khám sức khỏe;
  • Đơn đăng ký kết hôn (theo mẫu);
  • 02 ảnh 4×6 cm chụp trên nền trắng trong thời gian không quá 06 tháng tính đến ngày nộp hồ sơ.

Lưu ý :

  • Không phải bất kỳ cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nào cũng có thẩm quyền cấp Giấy khám sức khỏe giám định tâm thần để đăng ký kết hôn. Thông thường chỉ có những Bệnh viện từ tuyến tỉnh trở lên mới có thẩm quyền cấp Giấy khám sức khỏe trong trường hợp này.

Thứ hai, đối với người nước ngoài:

  • Hộ chiếu (bản dịch từ tiến nước ngoài ra tiếng Việt có công chứng, chứng thực của cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật);
  • Giấy tờ hoặc những tài liệu có giá trị tương đương xác nhận tình trạng hôn nhân của người nước ngoài do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cấp;
  • Giấy khám sức khỏe;
  • 02 ảnh 4×6 cm chụp trên nền trắng trong thời gian không quá 06 tháng tính đến ngày nộp hồ sơ.

Lưu ý :

  • Thứ nhất, đối với Giấy tờ hoặc những tài liệu có giá trị tương đương xác nhận tình trạng hôn nhân: Tùy thuộc vào quy định của từng quốc gia mà những giấy tờ, tài liệu xác nhận tình trạng hôn nhân cũng khác nhau, có quốc gia là Tuyên thệ độc thân, có quốc gia tương tự như pháp luật Việt Nam là Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân.
  • Tài liệu sau khi được chứng nhận và hợp pháp hóa lãnh sự xong sẽ phải được dịch thuật ra tiếng Việt và công chứng, chứng thực bản dịch đó tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

3. Trình tự thủ tục đăng ký kết hôn với người nước ngoài

Trình tự thủ tục đăng ký kết hôn trên thực tế sẽ được thực hiện như sau:

  • Công dân nộp 01 bộ hồ sơ đầy đủ nêu trên tại Bộ phận một cửa của Uỷ ban nhân dân cấp huyện nơi cư trú của công dân Việt Nam. Bên vợ/chồng hoặc cả 2 vợ chồng có thể cùng nhau đến nộp hồ sơ tại Ủy ban nhân dân cấp huyện nhưng nếu người nước ngoài chưa thể sang Việt Nam thì chỉ cần một mình người Việt Nam đến nộp bộ hồ sơ.
  • Cán bộ tư pháp cấp huyện sau khi tiếp nhận và kiểm tra tính hợp pháp, tính đầy đủ của bộ hồ sơ sẽ trả cho bạn giấy tiếp nhận hồ sơ và hẹn trả kết quả. Hai vợ chồng sẽ có một buổi làm việc trực  để xác định về nhân thân, sự tự nguyện kết hôn, mục đích kết hôn..
  • Trong thời gian 15 ngày làm việc kể từ ngày nộp đầy đủ bộ hồ sơ hợp lệ Uỷ ban nhân dân cấp huyện sẽ cấp Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn mỗi người giữ 01 bản và có giá trị pháp lý như nhau.
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
- Advertisment -spot_img

Bài viết được quan tâm