Thành lập doanh nghiệp, Công ty là bước khởi đầu cho hoạt động kinh doanh chuyên nghiệp. Đối với hoạt động của doanh nghiệp, công ty nhà nước cũng có những quy định khắt khe để quản lý. Vì vậy, trước khi thành lập doanh nghiệp, công ty bạn nên tìm hiểu, lựa chọn những luật sư có kinh nghiệm, uy tín để tư vấn, hướng dẫn, hỗ trợ một cách đầy đủ, nhanh, hiệu quả nhất.
Những điều tối thiểu cần biết khi thành lập doanh nghiệp, công ty?
- Loại hình doanh nghiệp, công ty thành lập: Pháp luật phân chia loại hình doanh nghiệp dựa trên phạm vi chịu trách nhiệm của doanh nghiệp đó với hoạt động kinh doanh. Theo đó, doanh nghiệp được chia ra gồm: i) Trách nhiệm hữu hạn gồm có loại hình: Công ty trách nhiệm hữu hạn (TNHH) một thành viên, Công ty TNHH hai thành viên trở lên; và công ty cổ phần; ii) Trách nhiệm vô hạn gồm có loại hình: Doanh nghiệp tư nhân; và công ty hợp danh. Với các loại hình khác nhau, sẽ có cách quản lý và tính chất phức tạp trong quản lý khác nhau với công tác quản trị, điều hành, hoạt động. Lẽ dĩ nhiên, đa phần sẽ lựa chọn loại hình công ty TNHH hoặc công ty cổ phần. Đối với doanh nghiệp tư nhân, công ty hợp danh thường là các ngành nghề đòi hỏi tính chuyên môn cao của cá nhân người đứng đầu hoặc phạm vi huy động thành viên điều hành hẹp.
- Thành viên, số lượng thành viên: Không phải tất cả mọi người đều có thể thành lập doanh nghiệp, công ty. Xuất phát từ yêu cầu quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh doanh, chống hành vi cạnh tranh, tận dụng lợi thế quyền lực nhà nước giao để cạnh tranh không lành mạnh hoặc kinh doanh nhằm thu lợi cá nhân. Vì vậy, một số đối tượng sẽ không được phép thành lập, tham gia quản lý, điều hành doanh nghiệp, công ty. Vậy, cán bộ, công chức, viên chức muốn góp vốn vào doanh nghiệp, công ty thì phải làm thế nào?
- Tên doanh nghiệp, công ty: Tên doanh nghiệp được đương nhiên bảo hộ theo pháp luật. Việc lựa chọn tên doanh nghiệp cũng như đặt tên cho người, không chỉ yêu cầu phải tuân theo các chuẩn mực pháp luật quy định, thường người đặt tên doanh nghiệp, công ty còn dựa trên: Ngành nghề, phong thuỷ….Tên doanh nghiệp, công ty ấn tượng cũng là một trong những lợi thế không hề nhỏ trong kinh doanh hoặc đánh giá của đối tác.
- Địa điểm, địa chỉ đặt doanh nghiệp, công ty: Vấn đề này đôi khi tưởng đơn giản, nhưng thực tế không phải vậy. Vậy để công ty ở đâu cần phải đánh giá đến nhiều góc độ để bảo đảm: Hoạt động của doanh nghiệp, công ty được bình thường, thuận lợi, khai thác được các lợi thế của mình cũng như định hướng phát triển tương lai của ngành nghề, dịch vụ hoặc phương án kinh doanh. Đồng thời, pháp luật cũng có quy định riêng về điều kiện với địa điểm đặt trụ sở của doanh nghiệp, công ty. Việc thay đổi trụ sở, địa điểm doanh nghiệp, công ty đối với các công ty nhỏ, mới hoạt động thì đơn giản. Tuy nhiên, đối với các doanh nghiệp đã hoạt động nhiều năm thì đây không phải là vấn đề đơn giản, ví dụ: Việc chốt thuế để chuyển địa điểm là cả một vấn đề…Việc lựa chọn địa điểm đặt doanh nghiệp, công ty không phù hợp dẫn tới bạn có thể phải thành lập thêm chi nhánh hoặc văn phòng đại diện hoặc địa điểm kinh doanh phát sinh các thủ tục, chi phí quản lý, điều hành, báo cáo …
- Lựa chọn ngành nghề, lĩnh vực hoạt động: Doanh nghiệp chỉ được hoạt động, kinh doanh trên những ngành nghề có đăng ký. Bên cạnh những ngành nghề cần có một số điều kiện nhất định về bằng cấp, chứng chỉ , kinh nghiệm, quy mô, trình độ của người đứng đầu doanh nghiệp (người đại diện theo pháp luật) hoặc Hội đồng quản trị, hội đồng thành viên hoặc đội ngũ nhân viên trực tiếp tiến hành các hoạt động kinh doanh; thì một số ngành nghề đặc thù còn yêu cầu mức vốn pháp định (vốn điều lệ đăng ký tối thiểu) ví dụ: ngành nghề kinh doanh bất động sản yêu cầu mức vốn điều lệ là 20 tỷ. Việc đăng ký kê khai đủ ngành nghề hoạt động trong tương lai sẽ giúp cho doanh nghiệp, công ty sau khi thành lập không phải bổ sung nhiều tốn chi phí, thời gian.
- Vố điều lệ của doanh nghiệp, công ty: Vốn điều lệ là gì? nên để vốn điều lệ bao nhiêu? không ít người khi thành lập doanh nghiệp, công ty để một mức vốn không đúng với thực tế sẽ góp. Kê khai vốn sai là một trong các hành vi bị cấm bởi luật doanh nghiệp. Hệ quả của việc kê khai vốn điều lệ nhiều hơn so với thực tế tại thời điểm thành lập người đăng ký thành lập chưa thể biết được. Vì vậy, việc tư vấn về vốn, mức vốn không chỉ cần luật sư am hiểu về doanh nghiệp, cần hiểu các quy định của pháp luật về thuế, quản lý hoạt động của doanh nghiệp.
- Góp vốn vào doanh nghiệp, công ty: Thông thường vốn góp thành lập doanh nghiệp, công ty là tiền, trong các trường hợp cá biệt việc góp vốn có thể bằng tài sản khác như: Nhà, đất, xe, tàu thuyền, máy bay, cổ phiếu, thậm chí là các tài sản là đối tượng sở hữu trí tuệ như: Bí mật, bí quyết, công thức, nhãn hiệu (logo), bản quyền tác giả, sáng chế….Đối với việc góp vốn bằng tiền thì đơn giản, còn việc góp vốn bằng các tài sản khác thì trình tự, thủ tục góp vốn vào doanh nghiệp, công ty thành lập thế nào? Sau này có được hoàn trả lại bằng chính những tài sản góp vốn này hay không? trường hợp nào được trả lại tài sản, rút vốn góp? Trong trường hợp có thành viên, cổ đông không góp đủ vốn như cam kết thì xử lý thế nào? trách nhiệm của doanh nghiệp, công ty đến đâu? những người quản lý, điều hành chịu trách nhiệm gì?…
- Lựa chọn người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp, công ty: Chức danh của người đại diện theo pháp luật thường là Giám đốc hoặc Tổng giám đốc hoặc Chủ tịch Hội đồng quản trị, chủ tịch Hội đồng thành viên. Chức danh Giám đốc hoặc Tổng giám đốc không có sự khác nhau về mặt pháp lý, chỉ là cách gọi. Tuy nhiên, lựa chọn chức danh Tổng giám đốc hay giám đốc cũng là cả một vấn đề. Thông thường, các doanh nghiệp lớn, đã hoạt động lâu năm, bộ máy quản lý cồng kềnh thì thường đặt chức danh cao nhất là Tổng giám đốc, sau đó có các giám đốc phụ trách các mảng khác. Đương nhiên, nếu bạn là giám đốc công ty, cấp dưới mà gọi chức danh quản lý là giám đốc tài chính, giám đốc kinh doanh thì nghe có vẻ không hợp logic. Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp không chỉ có nhiều quyền mà đi kèm với nó là trách nhiệm cực kỳ lớn. Không chỉ là các trách nhiệm về tài chính, thiệt hại đôi khi có thể là trách nhiệm hành chính hoặc hình sự khi doanh nghiệp có hành vi vi phạm pháp luật.
- Thuế, kế toán: Yếu tố sống còn của doanh nghiệp, Công ty sau khi thành lập. Tuy nhiên, thông thường ít khi được tìm hiểu, tư vấn kỹ, chuẩn bị trước khi thành lập doanh nghiệp, công ty. Doanh nghiệp, công ty thành lập ra sẽ không thể và không được hoạt động nếu không thực hiện xong các thủ tục thuế với nhà nước. Thành lập doanh nghiệp, công ty thường không phức tạp trừ các trường hợp cần có điều kiện kinh doanh. Tuy nhiên, các vấn đề về thuế ban đầu của doanh nghiệp, công ty khi thành lập thì không phải ai cũng biết, cũng có thể tư vấn được. Trường hợp này cần các luật sư có kinh nghiệm, hiểu biết tư vấn chi tiết các yêu cầu, kiến thức cần thiết để có phương án tuyển dụng, hoạt động….
- Các thủ tục cơ bản khác sau khi thành lập doanh nghiệp, công ty: Đặt biển hiệu, bảng hiệu, thông báo với cơ quan quản lý tại địa phương hoặc bố cáo thành lập là nghĩa vụ của doanh nghiệp, công ty sau khi thành lập, trước khi đi vào hoạt động để bảo đảm không vi phạm các quy định về quản lý hành chính.
- Các hợp đồng, biểu mẫu quản lý, quản trị, điều hành: Trừ những cá nhân, doanh nghiệp đã có kinh nghiệm quản trị, điều hành và có hệ thống văn bản, chứng từ mẫu cho hoạt động của một doanh nghiệp. Những trường hợp thành lập doanh nghiệp, công ty mới thì không phải ai cũng có kinh nghiệm để ứng phó, xử lý, thậm chí là các hợp đồng trong kinh doanh, đặc biệt là các hợp đồng có giá trị lớn, thời hạn của hợp đồng dài hoặc các tranh chấp phát sinh. Vấn đề này cần có một đơn vị uy tín, đồng hành trong suốt quá trình hoạt động của doanh nghiệp.
Tại sao bạn nên lựa chọn tư vấn luật sư CMA khi có nhu cầu thành lập doanh nghiệp?
Với đội ngũ Luật sư giỏi, uy tín, nhiều kinh nghiệm tư vấn trong lĩnh vực doanh nghiệp, thuế, thương mại, đầu tư, hợp đồng, mua bán, sáp nhập doanh nghiệp, giấy phép con … các vướng mắc của Quý khách hàng sẽ được các Luật sư GIẢI ĐÁP MIỄN PHÍ, nhằm cung cấp cho Quý khách hàng những thông tin cần thiết, cơ bản, chuyên sâu về các vấn đề pháp lý liên quan tới thành lập doanh nghiệp/Công ty với mức chi phí trọn gói, thấp nhất.
Đặc biệt, các doanh nghiệp, công ty được thành lập bởi CMA sẽ được hỗ trợ tư vấn, giải đáp pháp lý trong suốt quá trình hoạt động, kinh doanh bởi các luật sư chuyên sâu theo từng lĩnh vực dựa trên tiêu chí hoạt động của Luật sư CMA là “Đồng hành cùng doanh nghiệp”.
Bạn muốn hoạt động kinh doanh bền vững, tuân thủ pháp luật, hạn chế tối đa các rủi ro pháp lý đó là lý do Luật sư CMA “Đồng hành cùng doanh nghiệp của bạn“.
Gói dịch vụ thành lập doanh nghiệp của Luật sư CMA tại Hải Phòng bao gồm những gì?
- Đăng ký thành lập doanh nghiệp, công ty nhanh, gồm:
- Tư vấn pháp luật các vấn đề trước, sau khi thành lập doanh nghiệp, công ty:
Ví dụ như: Số lượng thành viên; điều kiện thành viên góp vốn thành lập doanh nghiệp; Lựa chọn loại hình doanh nghiệp/công ty thành lập; mức vốn điều lệ; tài sản, cách thức góp vốn, ghi nhận vốn góp; các hợp đồng, cam kết nội bộ của thành viên hoặc các thỏa thuận (nếu có); đặt tên doanh nghiệp; thiết kế lô gô/nhãn hiệu, các yếu tố nhận diện thương hiệu; địa điểm đặt trụ sở doanh nghiệp; các vấn đề về thuế; các vấn đề liên quan tới ngành nghề kinh doanh, giấy phép…
-
- Tư vấn, hỗ trợ và trực tiếp hoàn thiện hồ sơ, tài liệu, tư vấn hoàn thiện hồ sơ, soạn thảo hồ sơ thành lập doanh nghiệp, công ty;
- Trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính tại Sở kế hoạch và đầu tư thành phố hải phòng và trả kết quả thành lập doanh nghiệp, công ty;
- Đăng ký, làm con dấu pháp nhân, dấu chức danh của người đại diện theo pháp luật, các vị trí quản lý khác.
Thời gian: Từ 3 – 5 ngày kể từ ngày tiếp nhận yêu cầu dịch vụ.
- Tư vấn, hướng dẫn hoặc hỗ trợ sau khi thành lập doanh nghiệp, gồm:
- Phát hành hoá đơn thuế, báo cáo thuế;
- Mở tài khoản ngân hàng số đẹp tận nơi;
- Mua chữ ký số giá rẻ;
- Bảo hộ logo (nhãn hiệu), kiểu dáng, sáng chế, quyền tác giả trọn gói;
- Kế toán thuế hàng tháng, hàng quý, quyết toán thuế, dọn dẹp sổ sách;
- Biểu mẫu hoạt động, hợp đồng lao động, hợp đồng thuê nhà, soạn thảo hợp đồng kinh tế.
Dịch vụ thành lập doanh nghiệp của Luật sư CMA tại Hải phòng trả kết quả tại những đâu?
Luật sư CMA cung cấp dịch vụ thành lập doanh nghiệp, công ty trọn gói tại thành phố Hải Phòng, nhận, trả kết quả thủ tục thành lập công ty, doanh nghiệp trọn gói tại các quận, huyện trên toàn thành phố Hải Phòng và các tỉnh/thành:
- Nhận và Trả kết quả thành lập doanh nghiệp tại Hồng Bàng, Hải Phòng
- Nhận và Trả kết quả thành lập doanh nghiệp tại Lê Chân, Hải Phòng
- Nhận và Trả kết quả thành lập doanh nghiệp tại Ngô Quyền, Hải Phòng
- Nhận và Trả kết quả thành lập doanh nghiệp tại Hải An, Hải Phòng
- Nhận và Trả kết quả thành lập doanh nghiệp tại Kiến An, Hải Phòng
- Nhận và Trả kết quả thành lập doanh nghiệp tại An Dương, Hải Phòng
- Nhận và Trả kết quả thành lập doanh nghiệp tại Dương Kinh, Hải Phòng
- Nhận và Trả kết quả thành lập doanh nghiệp tại Đồ Sơn, Hải Phòng
- Nhận và Trả kết quả thành lập doanh nghiệp tại Kiến Thụy, Hải Phòng
- Nhận và Trả kết quả thành lập doanh nghiệp tại Thủy Nguyên, Hải Phòng
- Nhận và Trả kết quả thành lập doanh nghiệp tại Cát Hải, Hải Phòng
- Nhận và Trả kết quả thành lập doanh nghiệp tại Vĩnh Bảo, Hải Phòng
- Nhận và Trả kết quả thành lập doanh nghiệp tại An Lão, Hải Phòng
- Nhận và Trả kết quả thành lập doanh nghiệp tại Tiên Lãng, Hải Phòng