Thứ sáu, Tháng chín 13, 2024
spot_img
Trang chủLuật sư Tư vấnLuật sư tư vấn Lao độngTai nạn giao thông trên đường đi làm có phải tai nạn...

Tai nạn giao thông trên đường đi làm có phải tai nạn lao động?

Công ty Luật CMA - Hotline: 0986.057.998

  1. Căn cứ pháp lý
  • Bộ luật Lao động năm 2019.
  • Luật An toàn vệ sinh lao động năm 2015.
  • Nghị định 39/2016/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật An toàn vệ sinh lao động.

2. Luật sư CMA tư vấn:

Tại khoản 8 điều 3 Luật An toàn vệ sinh lao động 2015 quy định:

8. Tai nạn lao động là tai nạn gây tổn thương cho bất kỳ bộ phận, chức năng nào của cơ thể hoặc gây tử vong cho người lao động, xảy ra trong quá trình lao động, gắn liền với việc thực hiện công việc, nhiệm vụ lao động.”

Người lao động bị tai nạn trong tình huống hoặc tại địa điểm sau đây thì được xác định là tai nạn lao động:

a) Tại nơi làm việc và trong giờ làm việc, kể cả khi đang thực hiện các nhu cầu sinh hoạt cần thiết tại nơi làm việc hoặc trong giờ làm việc mà Bộ luật lao động và nội quy của cơ sở sản xuất, kinh doanh cho phép, bao gồm nghỉ giải lao, ăn giữa ca, ăn bồi dưỡng hiện vật, làm vệ sinh kinh nguyệt, tắm rửa, cho con bú, đi vệ sinh;

b) Ngoài nơi làm việc hoặc ngoài giờ làm việc khi thực hiện công việc theo yêu cầu của người sử dụng lao động hoặc người được người sử dụng lao động ủy quyền bằng văn bản trực tiếp quản lý lao động;

c) Trên tuyến đường đi từ nơi ở đến nơi làm việc hoặc từ nơi làm việc về nơi ở trong khoảng thời gian và tuyến đường hợp lý.”

Căn cứ các quy định trên, Luật sư CMA tư vấn như sau: người lao động bị tai nạn trong khoảng thời gian cần thiết, hợp lý để đến nơi làm việc trước giờ làm hoặc sau khi tan làm về nhà (làm việc theo sự phân công, nhiệm vụ, lịch trình sắp xếp của người sử dụng lao động) và trên tuyến đường thường xuyên đi được xác định là tai nạn lao động, người lao động sẽ được hưởng chế độ tai nạn lao động từ phía người sử dụng lao động và từ bảo hiểm xã hội (nếu có).

Nếu người lao động vi phạm về mặt thời gian hoặc địa điểm tai nạn theo quy định nêu trên thì không được coi là tai nạn lao động và không được hưởng các chế độ theo quy định của Bộ Luật lao động và Luật bảo hiểm xã hội. Trường hợp này chỉ có thể yêu cầu người gây tai nạn giao thông bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng theo quy định của pháp luật.

Tại khoản 2 Điều 39 Luật An toàn vệ sinh lao động quy định trường hợp người lao động bị tai nạn khi đi từ nơi ở đến nơi làm việc hoặc từ nơi làm việc về nơi ở theo tuyến đường và thời gian hợp lý, nếu do lỗi của người khác gây ra hoặc không xác định được người gây ra tai nạn thì người sử dụng lao động trợ cấp cho người lao động một khoản tiền ít nhất bằng 40% mức theo quy định tương ứng với mức suy giảm khả năng lao động.

Khi có tai nạn xảy ra người biết sự việc phải có trách nhiệm báo cho người phụ trách trực tiếp, người sử dụng lao động biết. Trường hợp một người bị tai nạn nhẹ hoặc nặng thì cơ sở có người bị nạn có trách nhiệm thành lập Đoàn điều tra tai nạn lao động để tiến hành điều tra theo thẩm quyền. Nếu tai nạn chết người, hoặc bị nặng từ 02 người trở lên thì cơ sở có người bị nạn phải báo ngay với cơ quan Công an, Thanh tra Sở Lao động –Thương binh và Xã hội nơi xảy ra tai nạn lao động để Đoàn Điều tra tai nạn lao động tỉnh tiến hành điều tra theo thẩm quyền quy định. Đối với trường hợp tai nạn trên đường đi và về từ nơi ở đến nơi làm việc thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền có trách nhiệm cung cấp cho Đoàn điều tra tai nạn lao động một trong các giấy tờ:

–           Biên bản khám nghiệm hiện trường và sơ đồ hiện trường vụ tai nạn;

–           Biên bản điều tra tai nạn giao thông;

–           Trường hợp không có các giấy tờ trên thì phải có văn bản xác nhận bị tai nạn của cơ quan Công an xã, phường, thị trấn nơi xảy ra tai nạn theo đề nghị của người lao động hoặc thân nhân của người lao động.

DỊCH VỤ PHÁP LÝ CỦA LUẬT SƯ CMA GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP LAO ĐỘNG:

  • Tư vấn các vấn đề pháp lý có liên quan;
  • Thu thập tài liệu, phối hợp thu thập tài liệu chứng cứ;
  • Tham gia hoà giải, giải quyết tranh chấp trước khi khởi kiện;
  • Soạn thảo văn bản, tài liệu cần thiết cho hoạt động giải quyết tranh chấp;
  • Tham gia tố tụng tại toà án theo yêu cầu của khách hàng.
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
- Advertisment -spot_img

Bài viết được quan tâm