Thứ tư, Tháng mười một 20, 2024
spot_img
Trang chủLuật sư Tư vấnLuật sư tư vấn Hôn nhân gia đìnhSống thử trước khi kết hôn dưới góc độ pháp lý

Sống thử trước khi kết hôn dưới góc độ pháp lý

Công ty Luật CMA - Tư vấn Luật miễn phí - Hotline: 0986.057.998 - 0944.296.698

Trước sự phát triển của xã hội, việc có ngày càng nhiều các cặp đôi nam nữ về sống chung như vợ chồng là điều dễ thấy. Tuy nhiên hiện nay Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam và các văn bản hướng dẫn kèm theo đều chưa có quy định nào nói rõ về việc được hay không sống thử trước hôn nhân.

Theo Khoản 1 Điều 14 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định việc nam nữ sống chung như vợ chồng mà không có đăng ký kết hôn thì sẽ không phát sinh nghĩa vụ vợ chồng:

“Nam, nữ có đủ điều kiện kết hôn theo quy định của Luật Hôn nhân gia đình chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn thì không làm phát sinh quyền, nghĩa vụ giữa vợ và chồng. Quyền, nghĩa vụ đối với con, tài sản, nghĩa vụ và hợp đồng giữa các bên được giải quyết theo quy định tại Điều 15 và Điều 16 của Luật này”.

Như vậy việc nam nữ sống chung như vợ chồng sẽ không bị pháp luật ngăn cấm. Nhưng việc này cũng sẽ kéo theo nhiều hệ quả pháp lý mà pháp luật chưa quy định rõ hay nói chính xác hơn là những thiệt thòi, cụ thể:

Thứ nhất, sẽ không được pháp luật bảo vệ khi có người thứ ba”:

Theo quy định tại khoản 1 Điều 19 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014:

“Vợ chồng có nghĩa vụ thương yêu, chung thủy, tôn trọng, quan tâm, chăm sóc, giúp đỡ nhau; cùng nhau chia sẻ, thực hiện các công việc trong gia đình.”

Việc không được pháp luật công nhận nên trong trường hợp nam nữ chung sống như vợ chồng trái pháp luật sẽ không tồn tại những quyền và nghĩa vụ pháp lý khi một trong hai bên có quan hệ với người khác.

Điều này có tác động rất tiêu cực đến cuộc sống gia đình. Bởi vì nếu hai người sống chung với nhau mà không có quyền và nghĩa vụ pháp lý ràng buộc thì bên còn lại sẵn sàng vi phạm. Họ có thể “ngoại tình” mà người chung sống không ngăn cản được do không được đảm bảo về mặt pháp lý.

Thứ hai, việc mang thai ngoài ý muốn rất có thể xảy ra:

Việc mang thai mà không có đăng ký kết hôn là một sự thiệt thòi rất lớn trước hết về phần đứa trẻ bởi vì đó là điều kiện cần thiết để là giấy khai sinh cho đứa trẻ. Do đó các trường hợp làm giấy khai sinh cho con trong thời kì sống thử sẽ áp dụng quy định theo Khoản 2 Điều 15 Nghị định 123/2015/NĐ-CP ngày 15/11/2015:

“Trường hợp chưa xác định được cha thì khi đăng ký khai sinh họ, dân tộc, quê quán, quốc tịch của con được xác định theo họ, dân tộc, quê quán, quốc tịch của mẹ; phần ghi về cha trong Sổ hộ tịch và Giấy khai sinh của trẻ để trống.”

Đứa trẻ khi sinh ra sẽ mang họ của mẹ, nhưng trong trường hợp mà người cha có chứng cứ chứng minh được quan hệ cha con và có nguyện vọng được nhận con sẽ được giải quyết. Nhưng vì đây mới là thời gian sống thử nên rất dễ xảy ra chia rẽ giữa bố mẹ dẫn đến không đảm bảo điều kiện phát triển cho đứa trẻ.

Thứ ba, vướng mắc trong các quan hệ tài sản:

Theo quy định tại Điều 16 Luật Hôn nhân và  gia đình năm 2014 quy định:

“1. Quan hệ tài sản, nghĩa vụ và hợp đồng của nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn được giải quyết theo thỏa thuận giữa các bên; trong trường hợp không có thỏa thuận thì giải quyết theo quy định của Bộ luật dân sự và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

2. Việc giải quyết quan hệ tài sản phải bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của phụ nữ và con; công việc nội trợ và công việc khác có liên quan để duy trì đời sống chung được coi như lao động có thu nhập.”

Khi không có giấy đăng kí kết hôn thì việc chia các tài sản chung hình thành trong thời kỳ sống chung rất khó phân chia. Bởi không có giấy đăng ký kết hôn nên mọi nghĩa vụ về tài sản phát sinh trong thời kỳ này sẽ trở nên khá rắc rối. Việc tài sản lúc đăng kí chỉ đứng tên một người những được hình thành nên từ công sức của cả hai thì khi đó sẽ rất khó để chứng minh điều này. Thêm nữa là khi có vấn đề xảy ra xung đột giữa hai người thì việc xác định tài sản riêng hay tài sản chung cũng khá rắc rối và không rõ ràng.

Thứ tư, gánh nặng trong vấn đề cấp dưỡng:

Quy định tại Điều 110 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014:

“Cha, mẹ có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con chưa thành niên, con đã thành niên không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình trong trường hợp không sống chung với con hoặc sống chung với con nhưng vi phạm nghĩa vụ nuôi dưỡng con.”

Tuy nhiên, giấy khai sinh của đứa bé lúc này chỉ có tên của mẹ nên việc quy định nghĩa vụ cấp dưỡng đối với trường hợp này rất khó xác định cho người cha. Tuy nhiên theo quy định của khoản 1 Điều 107 Luật hôn nhân và gia đình ghi rõ:

“Nghĩa vụ cấp dưỡng được thực hiện giữa cha, mẹ và con; giữa anh, chị, em với nhau; giữa ông bà nội, ông bà ngoại và cháu; giữa cô, dì, chú, cậu, bác ruột và cháu ruột; giữa vợ và chồng theo quy định của Luật này.”

Khi đó các chủ thể này dù là thành viên trong gia đình hay không vẫn có nghĩa vụ cấp dưỡng, một khi đã có xét nghiệm y học để chứng minh mối quan hệ huyết thống.

Thứ năm, có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự:

Điều 182 Bộ luật hình sự 2015 quy định về tội vi phạm chế độ một vợ, một chồng cụ thể như sau:

“1. Người nào đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc người chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người mà mình biết rõ là đang có chồng, có vợ thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 01 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm:

a) Làm cho quan hệ hôn nhân của một hoặc hai bên dẫn đến ly hôn;

b) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm;

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

a) Làm cho vợ, chồng hoặc con của một trong hai bên tự sát;

b) Đã có quyết định của Tòa án hủy việc kết hôn hoặc buộc phải chấm dứt việc chung sống như vợ chồng trái với chế độ một vợ, một chồng mà vẫn duy trì quan hệ đó.”

Như vậy, việc nam nữ sống chung như vợ chồng không hề bị pháp luật cấm. Tuy nhiên việc sống chung với người đã có vợ hoặc chồng là hoàn toàn vi phạm pháp luật, có thể bị xử lý ở mức cao nhất theo quy định hình sự. Bên cạnh đó còn có rất nhiều các hệ quả phát sinh mà không được pháp luật bảo vệ. Chính vì thế cần tìm hiểu và và thực hiện các quy định pháp luật cho đúng để tự bảo vệ bản thân và những người xung quanh.

DỊCH VỤ PHÁP LÝ CỦA CMA:

  • Với đội ngũ luật sư có kinh nghiệm, tâm huyết với nghề, chúng tôi sẵn sàng lắng nghe và cùng khách hàng giải quyết những vướng mắc;
  • Tư vấn các vấn đề liên quan đến ly hôn nhằm bảo vệ tối đa quyền lợi của khách hàng, hàn gắn mối quan hệ vợ chồng nếu có thể;
  • Hỗ trợ thu thập các giấy tờ, tài liệu liên quan đến việc ly hôn;
  • Hỗ trợ khách hàng thực hiện các thủ tục để tiến hành ly hôn.
  • Soạn thảo văn bản phục vụ cho quá trình ly hôn theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền.
  • Tham gia tố tụng để bảo vệ quyền và lợi ích theo yêu cầu.
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
- Advertisment -spot_img

Bài viết được quan tâm