Thứ Bảy, Tháng Bảy 27, 2024
spot_img
Trang chủLuật sư Tư vấnLuật sư tư vấn Lao độngNgười lao động có được trả lương trong những ngày ngừng việc...

Người lao động có được trả lương trong những ngày ngừng việc không?

Câu hỏi của độc giả: Tôi muốn hỏi một tháng vừa qua công ty tôi không có công việc giao cho công nhân làm thì cuối tháng tôi có được hưởng lương như bình thường không?

Cảm ơn Bạn đã gửi câu hỏi đến Phòng tư vấn – Công ty Luật CMA. Dựa trên thông tin mà Bạn cung cấp, chúng tôi xin tư vấn như sau:

Theo quy định tại Điều 98/ Luật Lao Động 2012 về tiền lương ngừng việc như sau:

“Điều 98. Tiền lương ngừng việc

Trong trường hợp phải ngừng việc, người lao động được trả lương như sau:

  1. Nếu do lỗi của người sử dụng lao động, thì người lao động được trả đủ tiền lương;”.

Và khoản 6 Điều 3, Nghị định 45/2013/NĐ-CP cũng quy định:

Điều 3. Thời giờ được tính vào thời giờ làm việc được hưởng lương

……………..

  1. Thời giờ phải ngừng việc không do lỗi của người lao động.

Như vậy, việc bạn không có công việc giao để làm trong trường hợp này thời giờ phải ngừng việc không do lỗi của người lao động và vẫn tính vào thời giờ làm việc được hưởng lương. Do đó, bạn vẫn được trả đủ tiền lương. Tiền lương làm căn cứ để trả co bạn trong thời gian ngừng việc là tiền lương ghi trong HĐLĐ khi bạn phải ngừng việc và được tính lương tương ứng với hình thức trả lương theo thời gian ngừng việc.

Ngoài ra, Theo Khoản 3 điều 13 Nghị định 95/2013/NĐ-CP quy đinh về việc Phạt tiền người sử dụng lao động khi vi phạm trả không đủ tiền lương ngừng việc cho người lao động theo quy định tại Điều 98 của Bộ luật lao động theo một trong các mức sau đây:

“a) Từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng với vi phạm từ 01 người đến 10 người lao động;

b) Từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng với vi phạm từ 11 người đến 50 người lao động;

c) Từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng với vi phạm từ 51 người đến 100 người lao động;

d) Từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng với vi phạm từ 101 người đến 300 người lao động;

đ) Từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng với vi phạm từ 301 người lao động trở lên

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
- Advertisment -spot_img

Bài viết được quan tâm