Thứ Bảy, Tháng Bảy 27, 2024
spot_img
Trang chủLuật sư Tư vấnNgười lao động ngừng việc do Covid-19 có thể không được hưởng...

Người lao động ngừng việc do Covid-19 có thể không được hưởng lương?

 

I. Căn cứ pháp lý

  • Bộ luật lao động năm 2019
  • Công văn 264/QHLĐTL-TL năm 2021
  • Quyết định 595/QĐ-BHXH năm 2017

II. Luật sư CMA tư vấn

Để thực hiện chế độ trả lương trong thời gian ngừng việc theo đúng quy định của pháp luật lao động, Cục Quan hệ lao động và tiền lương đề nghị Sở LĐ-TB-XH hướng dẫn các doanh nghiệp trên địa bàn thực hiện việc trả lương ngừng việc căn cứ vào quy định tại điều 99 của bộ luật Lao động để xem xét các trường hợp gây ra ngừng việc (do lỗi của người sử dụng lao động, hay Người lao động – NLĐ, hoặc do nguyên nhân khách quan) để xác định trả lương ngừng việc cho NLĐ.

  1. Trường hợp Người lao động phải ngừng việc, bị cách ly nguyên nhân do lỗi của người lao động:

Nếu do lỗi của người lao động (tự ý đi vào vùng dịch mà không có lý do chính đáng bị buộc phải cách ly, trốn khỏi khu vực cách ly sang tỉnh thành khác, ….) cố ý thì người đó không được trả lương; những người lao động khác trong cùng đơn vị phải ngừng việc thì được trả lương theo mức do hai bên thỏa thuận nhưng không được thấp hơn mức lương tối thiểu.

  1. Trường hợp NLĐ phải ngừng việc do tác động trực tiếp của dịch Covid-19, do nguyên nhân khách quan được trả lương ngừng việc:
  • NLĐ phải ngừng việc trong thời gian thực hiện cách ly theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền.
  • NLĐ phải ngừng việc do nơi làm việc hoặc nơi cư trú bị phong tỏa theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền.
  • NLĐ phải ngừng việc do doanh nghiệp hoặc bộ phận doanh nghiệp phải tạm dừng hoạt động để phòng, chống dịch bệnh theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền.
  • NLĐ phải ngừng việc do doanh nghiệp hoặc bộ phận doanh nghiệp không hoạt động được vì chủ sử dụng lao động hoặc những người lao động khác cùng doanh nghiệp, bộ phận doanh nghiệp đó đang trong thời gian phải cách ly hoặc chưa quay trở lại doanh nghiệp làm việc.

3. Mức lương ngừng việc Người lao động có thể được hưởng

Cụ thể, Luật sư CMA tư vấn như sau: trường hợp ngừng việc từ 14 ngày làm việc trở xuống thì tiền lương ngừng việc được thỏa thuận không thấp hơn mức lương tối thiểu. Trường hợp phải ngừng việc trên 14 ngày làm việc (không tính ngày nghỉ hằng tuần; ngày nghỉ lễ, tết được hưởng lương) thì tiền lương ngừng việc do hai bên thỏa thuận nhưng phải bảo đảm tiền lương ngừng việc trong 14 ngày đầu tiên không thấp hơn mức lương tối thiểu.

Mức lương tối thiểu vùng năm 2021 (áp dụng theo Nghị định 90/2019/NĐ-CP):

  • Doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng I: 4.420.000 đồng/tháng.
  • Doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng II: 3.920.000 đồng/tháng.
  • Doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng III: 3.430.000 đồng/tháng.
  • Doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng IV: 3.070.000 đồng/tháng.

4. Đóng Bảo hiểm xã hội trong thời gian ngừng việc do Covid-19

Theo Điều 42 Quyết định 595/QĐ-BHXH năm 2017 hướng dẫn về việc đóng BHXH trong thời gian nghỉ làm như sau: Người lao động không làm việc và không hưởng tiền lương từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng thì không đóng BHXH tháng đó. Thời gian này không được tính để hưởng BHXH. Do đó, nếu NLĐ ngừng việc vì Covid-19 thì việc đóng BHXH được chia thành các trường hợp:

  • Trường hợp 1: Nghỉ làm nhưng dưới 14 ngày thì NLĐ và NSDLĐ vẫn phải đóng BHXH.
  • Trường hợp 2: Nghỉ làm và không hưởng lương từ 14 ngày làm việc trở lên, người lao động và NSDLĐ sẽ không đóng BHXH.
  • Trường hợp 3: Nghỉ làm từ 14 ngày làm việc trở lên nhưng vẫn được hưởng lương thì NLĐ và NSDLĐ vẫn phải đóng BHXH.

Khi ngừng việc vì Covid-19, người lao động và NSDLĐ vẫn có trường hợp đóng BHXH. Mức lương đóng BHXH trong thời gian ngừng việc sẽ có sự điều chỉnh theo khoản 8 Điều 42 Quyết định 595/QĐ-BHXH quy định: “Người lao động ngừng việc theo quy định của pháp luật về lao động mà vẫn được hưởng tiền lương thì người lao động và đơn vị thực hiện đóng BHXH, BHYT, BHTN, Bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo mức tiền lương người lao động được hưởng trong thời gian ngừng việc.” Do đó, trong thời gian ngừng việc, mức đóng BHXH tính trên tiền lương được hưởng trong thời gian ngừng việc, chứ không phải tiền lương được thỏa thuận trong hợp đồng lao động.

Theo quy định tại Điều 5 Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg ngày 07/7/2021 của Thủ tướng Chính phủ thì đơn vị bị ảnh hưởng do dịch COVID-19 sẽ được thực hiện việc tạm dừng đóng BHXH vào quỹ hưu trí và tử tuất khi có đủ 2 điều kiện: Đã đóng đủ BHXH, bảo hiểm y tế (BHYT), bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) cho người lao động đến hết tháng 4/2021 và giảm 15% lao động tại tháng đơn vị lập hồ sơ đề nghị tạm dừng đóng BHXH vào quỹ hưu trí và tử tuất so với số lao động của đơn vị tháng 4/2021. Trong đó số lao động tham gia BHXH tính giảm gồm:

  •  Số lao động chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc theo quy định của pháp luật trừ đi số lao động mới giao kết hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc trong khoảng thời gian từ ngày 01/5/2021 đến ngày người sử dụng lao động có văn bản đề nghị.
  •  Số lao động đang tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động mà thời gian tạm hoãn thực hiện họp đồng lao động từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng.
  •  Số lao động đang nghỉ việc không hưởng tiền lương mà thời gian nghỉ việc không hưởng tiền lương từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng.
  •  Số lao động đang ngừng việc mà thời gian ngừng việc từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng.

Số lao động tham gia BHXH tính giảm chỉ bao gồm người làm việc theo hợp đồng làm việc, hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn từ đủ 01 tháng trở lên, người quản lý doanh nghiệp, người quản lý điều hành hợp tác xã có hưởng tiền lương; không bao gồm người lao động nghỉ việc hưởng lương hưu từ ngày 01/5/2021.

DỊCH VỤ TƯ VẤN PHÁP LUẬT LAO ĐỘNG CỦA LUẬT SƯ CMA:

  • Tư vấn các vấn đề pháp lý về lao động có liên quan, soạn thảo Hợp đồng lao động, cung cấp dịch vụ tư vấn pháp lý thường xuyên cho Doanh nghiệp…;
  • Thu thập tài liệu, phối hợp thu thập tài liệu chứng cứ, soạn thảo văn bản, tài liệu cần thiết cho hoạt động giải quyết tranh chấp lao động;
  • Tham gia hoà giải, giải quyết tranh chấp trước khi khởi kiện;
  • Tham gia tố tụng tại toà án theo yêu cầu của khách hàng.
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
- Advertisment -spot_img

Bài viết được quan tâm