Một trong những băn khoăn khi mở cửa hàng tạp hóa là việc thủ tục khi mở cửa hàng tạp hóa? Mở cửa hàng tạp hóa cần giấy tờ gì? Mở tạp hóa có cần đăng ký kinh doanh?
I. Cơ sở pháp lý
- Nghị định 78/2015/NĐ-CP
- Nghị định 39/2007/NĐ-CP
- Nghị định 185/2013/NĐ-CP
II. Luật sư tư vấn
1. Các trường hợp không phải đăng ký thành lập hộ kinh doanh.
a) Buôn bán rong (buôn bán dạo) là các hoạt động mua, bán không có địa điểm cố định (mua rong, bán rong hoặc vừa mua rong vừa bán rong), bao gồm cả việc nhận sách báo, tạp chí, văn hóa phẩm của các thương nhân được phép kinh doanh các sản phẩm này theo quy định của pháp luật để bán rong;
b) Buôn bán vặt là hoạt động mua bán những vật dụng nhỏ lẻ có hoặc không có địa điểm cố định;
c) Bán quà vặt là hoạt động bán quà bánh, đồ ăn, nước uống (hàng nước) có hoặc không có địa điểm cố định;
d) Buôn chuyến là hoạt động mua hàng hóa từ nơi khác về theo từng chuyến để bán cho người mua buôn hoặc người bán lẻ;
đ) Thực hiện các dịch vụ: đánh giày, bán vé số, chữa khóa, sửa chữa xe, trông giữ xe, rửa xe, cắt tóc, vẽ tranh, chụp ảnh và các dịch vụ khác có hoặc không có địa điểm cố định;
e) Các hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên không phải đăng ký kinh doanh khác.
=> Như vậy, buôn bán tạp hóa không nằm trong danh sách những ngành nghề không phải đăng ký kinh doanh. Nên khi muốn mở cửa hàng tạp hóa thì phải đăng ký hộ kinh doanh cá thể trước khi hoạt động.
2. Thủ tục đăng ký hộ kinh doanh cá thể
Bước 1: Đăng ký thành lập hộ kinh doanh cá thể tại Bộ phận một cửa/ Phòng đăng ký kinh doanh của UBND quận/huyện nơi đặt địa điểm kinh doanh
Hồ sơ gồm:
- Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh
- Bản sao có chứng thực thẻ CCCD hoặc CMND hoặc Hộ chiếu còn hiệu lực của các cá nhân tham gia hộ kinh doanh hoặc người đại diện hộ gia đình
- Bản sao hợp lệ biên bản họp nhóm cá nhân về việc thành lập hộ kinh doanh đối với trường hợp hộ kinh doanh do một nhóm cá nhân thành lập
- Hợp đồng thuê địa điểm kinh doanh (nếu thuê địa điểm) hoặc Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà và tài sản gắn liền với đất (nếu mở cửa hàng tại nhà riêng)
Bước 2: Phòng đăng ký kinh doanh thuộc UBND quận/huyện sẽ trao Giấy biên nhận và cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh cho hộ kinh doanh trong thời hạn 3 ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ đầy đủ, hợp lệ.
Bước 3: Đăng ký mã số thuế tại Bộ phận một cửa/ Chi cục thuế nơi đặt địa điểm kinh doanh
Trong thời hạn 10 (mười) ngày làm việc kể từ ngày ghi trên Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh thì cá nhân hoặc người đại diện hộ kinh doanh phải đăng ký mã số thuế tại Bộ phận một cửa hoặc tại Chi cục thuế
Hồ sơ gồm:
- Tờ khai đăng ký thuế mẫu số 03-ĐK-TCT
- Bản sao không yêu cầu chứng thực Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh
- Bản sao không yêu cầu chứng thực Thẻ CCCD hoặc CMND, Hộ chiếu còn hiệu lực
Bước 4: Xin các loại giấy phép con khác
- Giấy chứng nhận phòng cháy chữa cháy
- Giấy chứng nhận đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm
- Giấy phép bán buôn rượu (nếu có)
- Giấy phép bán lẻ rượu (nếu có)
- Giấy phép bán lẻ thuốc lá (nếu có)
Dịch vụ đăng ký kinh doanh cửa hàng tạp hóa của CMA:
- Tư vấn miễn phí các vấn đề, hỏi đáp pháp lý liên quan tới hoạt động kinh doanh cửa hàng tạp hóa tại Hải phòng
- Soạn thảo, hỗ trợ chuẩn bị hồ sơ đáp ứng các yêu cầu của cơ quan chức năng liên quan tới hoạt động kinh doanh cửa hàng tạp hóa tại Hải Phòng
- Đại diện nộp hồ sơ, bổ sung hồ sơ thành lập, xin cấp loại giấy phép của hoạt động kinh doanh cửa hàng tạp hóa tại Hải Phòng theo yêu cầu của cơ quan chức năng.
- Nhận và trả kết quả đăng ký kinh doanh, các loại giấy phép.