Thứ Sáu, Tháng Bảy 26, 2024
spot_img
Trang chủLuật sư Tư vấnLuật sư tư vấn Dân sựMiễn giảm tiền thuê theo hợp đồng thuê khoán tài sản do...

Miễn giảm tiền thuê theo hợp đồng thuê khoán tài sản do ảnh hưởng của dịch bệnh COVID 19

Tính tới thời điểm hiện tại hoạt động sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp tại Việt Nam, Thế giới chịu ảnh hưởng nghiêm trọng bởi dịch Covid – 19. Rất nhiều ngành nghề, dịch vụ kinh doanh bị tạm ngừng thậm chí đóng cửa.

Vậy, câu hỏi đặt ra là trong trường hợp đối với loại hợp đồng thuê khoán tài sản thì khi chịu ảnh hưởng bởi dịch bệnh dẫn tới hoạt động kinh doanh đóng cửa hoặc tạm ngừng các khoản chi phí thuê khoán tài sản theo hợp đồng thuê khoán có phải trả hay không ?.

Trước hết, cần hiểu thế nào là hợp đồng thuê khoán tài sản?

Tại điều 483 Bộ luật dân sự 2015 quy định:

“Điều 483. Hợp đồng thuê khoán tài sản

Hợp đồng thuê khoán tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cho thuê khoán giao tài sản cho bên thuê khoán để khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức thu được từ tài sản thuê khoán và bên thuê khoán có nghĩa vụ trả tiền thuê.”

Tại điều 484 Bộ luật dân sự 2015 quy định:

“Điều 484. Đối tượng của hợp đồng thuê khoán

Đối tượng của hợp đồng thuê khoán có thể là đất đai, rừng, mặt nước chưa khai thác, gia súc, cơ sở sản xuất, kinh doanh, tư liệu sản xuất khác cùng trang thiết bị cần thiết để khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.”

Theo quy định trên, thì Hợp đồng thuê máy móc; Hợp đồng thuê thiết bị; Hợp đồng thuê đất sản xuất; Hợp đồng thuê rừng sản xuất; Hợp đồng thuê mặt nước; Hợp đồng thuê gia súc; Hợp đồng thuê cơ sở sản xuất kinh doanh …. có bàn giao tài sản để cho bên thuê được quyền khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức được coi là hợp đồng thuê khoán tài sản. Ngoài các quy định liên quan tới hợp đồng thuê tài sản còn áp dụng các quy định liên quan tới thuê khoán tài sản.

Tại khoản 3 điều 488 Bộ luật dân sự 2015 quy định:

Điều 488. Trả tiền thuê khoán và phương thức trả

  1. Khi giao kết hợp đồng thuê khoán, các bên có thể thỏa thuận điều kiện về việc giảm tiền thuê khoán; nếu hoa lợi, lợi tức bị mất ít nhất là một phần ba do sự kiện bất khả kháng thì bên thuê khoán có quyền yêu cầu giảm hoặc miễn tiền thuê khoán, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.”

Tại khoản 1 điều 156 Bộ luật dân sự 2015 quy định:

1. Sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan làm cho chủ thể có quyền khởi kiện, quyền yêu cầu không thể khởi kiện, yêu cầu trong phạm vi thời hiệu.

Sự kiện bất khả kháng là sự kiện xảy ra một cách khách quan không thể lường trước được và không thể khắc phục được mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho phép…;”

Theo các quy định trên thì tiền thuê khoán tài sản có thể được giảm hoặc miễn tùy theo mức độ ảnh hưởng của dịch bệnh. Tuy nhiên, luật không ấn định khi nào thì miễn hoặc khi nào thì giảm mức và nếu là giảm thì giảm bao nhiêu.

Đối chiếu các quy định trong trường hợp này nếu có phát sinh tranh chấp, trường hợp do lý do dịch bệnh mà bên thuê khoán không thể sử dụng, khai thác được công dụng của tài sản vì lý do bất khả kháng (Dịch bệnh Covid 19) thì phải được hiểu là được miễn tiền thuê khoán tài sản.

Tại khoản 2 điều 351 Bộ luật dân sự 2015 quy định:

“Điều 351. Trách nhiệm dân sự do vi phạm nghĩa vụ

  1. Bên có nghĩa vụ mà vi phạm nghĩa vụ thì phải chịu trách nhiệm dân sự đối với bên có quyền.

Vi phạm nghĩa vụ là việc bên có nghĩa vụ không thực hiện nghĩa vụ đúng thời hạn, thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ hoặc thực hiện không đúng nội dung của nghĩa vụ.

  1. Trường hợp bên có nghĩa vụ không thực hiện đúng nghĩa vụ do sự kiện bất khả kháng thì không phải chịu trách nhiệm dân sự, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác.”

Như vậy, trong trường hợp bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh COVID 19 (nguyên nhân bất khả kháng) làm ảnh hưởng tới hoạt động của bên thuê khoán, dẫn tới bên thuê khoán vi phạm các nghĩa vụ theo hợp đồng với bên cho thuê. Thì các trách nhiệm phát sinh sẽ được miễn trừ.

Để đảm bảo yêu cầu/đề nghị miễn trách nhiệm phát sinh từ hợp đồng trong trường hợp các bên có tranh chấp và đề nghị cơ quan chức năng giải quyết Bên bị ảnh hưởng có yêu cầu được miễn cần thiết thực hiện các công việc sau:

  • Xác định rõ sự kiện bất khả kháng, các trách nhiệm phát sinh do không thực hiện đúng nghĩa vụ trong hợp đồng;
  • Áp dụng các biện pháp cần thiết để khắc phục, hạn chế tối đa sự kiện bất khả kháng;
  • Thông báo cho bên còn lại về sự kiện bất khả kháng, các biện pháp đã áp dụng, thỏa thuận của các bên và đề nghị áp dụng biện pháp miễn trách nhiệm do không thực hiện đúng các thỏa thuận trong hợp đồng, đề nghị giải pháp tiếp tục, chấm dứt hợp đồng.
  • Thực hiện đúng các nội dung đã thông báo cho bên còn lại.

_________________

Trường hợp cần tư vấn, hướng dẫn, hỗ trợ Miễn Phí vui lòng liên hệ:

Công ty Luật CMA

Địa chỉ: 135 Lê Thánh Tông, Ngô Quyền, Hải Phòng

Hotline: 0986.057.998

Email: CongtyluatCMA@gmail.com

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
- Advertisment -spot_img

Bài viết được quan tâm