Thứ tư, Tháng mười 30, 2024
spot_img

Ly hôn khi bị bạo lực gia đình ?

Công ty Luật CMA - Hotline: 0986.057.998 - 0944.296.698

  1. Căn cứ pháp lý:
  • Luật hôn nhân và gia đình 2014
  • Luật phòng chống bạo lực gia đình 2007
  • Nghị định 167/2013/NĐ-CP 2013
  • Bộ Luật hình sự 2015
  1. Luật sư tư vấn:

Bạo lực gia đình luôn là vấn đề nhức nhối trong xã hội và phần đông là do có nguyên nhân từ Nam giới. Con người có quyền bất khả xâm phạm về tính mạng, sức khoẻ, nhân phẩm, danh dự tài sản. Hành vi bạo lực gia đình thường xâm phạm tới một trong các yếu tố này hoặc tất cả các quyền cơ bản này của người còn lại.

Vậy, khi bị bạo lực gia đình, thì người có hành vi bạo lực sẽ bị pháp luật xử lý như thế nào? vợ/chồng bị bạo lực có thể làm gì để chấm dứt việc này?

2.1. Quyền đơn phương ly hôn khi bị bạo lực gia đình:

Quan hệ vợ chồng được xây dựng trên cơ sở sự tôn trọng, yêu thương, chăm sóc và bình đẳng trong mọi quan hệ nhân thân, tài sản. Pháp luật quy định điều kiện ly hôn khi mâu thuẫn trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích hôn nhân không đạt được. Bạo lực gia đình nói chung là một trong các hành vi thường gây đổ vỡ hôn nhân nhiều nhất và hệ quả lớn nhất. Có những trường hợp, người chồng có hành vi bạo lực gia đình thường xuyên, liên tục, mạnh mẽ tới mức làm vợ mất đi ý thức phản kháng.

Tuỳ theo mức độ, cường độ, thời gian của hành vi bạo lực gia đình mà gia đình đó có thể tiếp tục tồn tại sau khi hoà giải được hay không? Tuy nhiên, đối với các hành vi diễn ra trong thời gian dài từ vài tháng đến nửa năm thì hôn nhân khó có thể hạnh phúc hoặc tiếp diễn.

Trong tình huống này, vợ/chồng bị bạo lực gia đình nên lựa chọn phương án đơn phương ly hôn. Đây cũng được coi như một sự giải thoát không chỉ cho chính người bị bạo lực gia đình mà còn là cho các thành viên khác trong gia đình.

Tuy nhiên, trong các tình huống này, để vượt qua khó khăn, trở ngại, tâm lý đi đến quyết định hoặc thực hiện thủ tục ly hôn không phải là vấn đề đơn giản. Thường người bị bạo lực gia đình cần có sự trợ giúp của người thân, bạn bè để hỗ trợ mình thực hiện các thủ tục, thu thập tài liệu cần thiết cũng như là có biện pháp để bảo đảm an toàn cho chính bản thân mình. Đã có không ít trường hợp chồng có hành vi bạo lực gia đình vợ về nhà bố mẹ đẻ ở, sau đó người chồng đến nhà có hành vi phá hoại tài sản thậm chí gây thương tích, giết người thân đó là những vụ án thương tâm đáng lên án, nhưng thực tế đã xảy ra không ít mặc dù đã bị pháp luật trừng phạt nghiêm khắc.

2.2. Xử phat vi phạm hành chính người có hành vi bạo lực gia đình: 

Theo quy định tại khoản 1 Điều 42 Luật phòng chống bạo lực gia đình 2007:

“Người có hành vi vi phạm pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý vi phạm hành chính, xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.”

 Tùy vào mức độ và tính chất nguy hiểm của hành vi mang lại cho nạn nhân mà xác định hình thức xử lý người vi phạm. Mức xử phạt hành chính quy định tại Điều 49 Nghị định 167/2013/NĐ-CP như sau:

“1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 1.500.000 đồng đối với hành vi đánh đập gây thương tích cho thành viên gia đình.

2. Phạt tiền từ 1.500.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

a) Sử dụng các công cụ, phương tiện hoặc các vật dụng khác gây thương tích cho thành viên gia đình;

b) Không kịp thời đưa nạn nhân đi cấp cứu điều trị trong trường hợp nạn nhân cần được cấp cứu kịp thời hoặc không chăm sóc nạn nhân trong thời gian nạn nhân điều trị chấn thương do hành vi bạo lực gia đình, trừ trường hợp nạn nhân từ chối.

3. Biện pháp khắc phục hậu quả:

Buộc xin lỗi công khai khi nạn nhân có yêu cầu đối với các hành vi quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều này.”

2.3. Truy cứu trách nhiệm hình sự:

Như đã nêu trên đây, hành vi bạo lực gia đình thường xâm phạm tới các quyền bất khả xâm phạm của cá nhân như: Nhân thân, tài sản, sức khoẻ, danh dự. Vậy, tuỳ theo tính chất, mức độ, công cụ sử dụng, thiệt hại cụ thể … mà hành vi này có thể cấu thành một trong các tội điển hình  theo quy định của Bộ luật hình sự như:

  • Điều 123 Tội giết người với mức xử phạt cao nhất là tử hình
  • Điều 125 Tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh với mức xử phạt cao nhất đến 7 năm tù
  • Điều 130 Tội bức tử với mức phạt đến 12 năm tù
  • Điều 131 Tội xúi giục hoặc giúp người khác tự sát với mức phạt đến 07 năm tù
  • Điều 133 Tội đe doạ giết người với mức phạt đến 7 năm tù
  • Điều 134 Tội cố ý gây thương tích hoặc tổn hại sức khoẻ của người khác với mức phạt cao nhất đến chung thân
  • Điều 135. Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh với mức phạt cao nhất đến 3 năm tù
  • Điều 140. Tội hành hạ người khác với mức phạt đến 3 năm tù
  • Điều 141. Tội hiếp dâm mức phạt đến 15 năm tù
  • Điều 155. Tội làm nhục người khác mức phạt đến 5 năm tù
  • Điều 178. Tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản mức phạt đến 20 năm tù

Dịch vụ tư vấn đơn phương ly hôn của CMA tại Hải Phòng:

  • Với đội ngũ luật sư có kinh nghiệm, tâm huyết với nghề, chúng tôi sẵn sàng lắng nghe và cùng khách hàng giải quyết những vướng mắc;
  • Tư vấn các vấn đề liên quan đến ly hôn nhằm bảo vệ tối đa quyền lợi của khách hàng, hàn gắn mối quan hệ vợ chồng nếu có thể;
  • Hỗ trợ thu thập các giấy tờ, tài liệu liên quan đến việc ly hôn;
  • Hỗ trợ khách hàng thực hiện các thủ tục để tiến hành ly hôn.
  • Soan thảo văn bản phục vụ cho quá trình ly hôn theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền.
  • Tham gia tố tụng để bảo vệ quyền và lợi ích theo yêu cầu
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
- Advertisment -spot_img

Bài viết được quan tâm