- Luật hôn nhân và gia đình 2014
- Bộ luật tố tụng dân sự 2015
Tranh chấp ly hôn (Đơn phương ly hôn) là một trong các tranh chấp dân sự. Do đó, theo quy định chung của pháp luật về tố tụng, người khởi kiện (bên yêu cầu đơn phương ly hôn) có nghĩa vụ chứng minh cho yêu cầu khởi kiện của mình. Tại thời điểm phát sinh yêu cầu đơn phương ly hôn, người nộp đơn khởi kiện ngoài đơn khởi kiện đơn phương ly hôn còn phải nộp cho tòa án các chứng cứ kèm theo để chứng minh cho yêu cầu khởi kiện của mình là có căn cứ. Chứng cứ đầu tiên, quan trọng nhất cần phải cung cấp cho tòa án đó là chứng cứ về việc tồn tại quan hệ hôn nhân và nơi cư trú của chồng/vợ cần ly hôn đơn phương.
Thứ nhất, Đối với chứng cứ về việc tồn tại quan hệ hôn nhân:
Chứng cứ/văn bản/tài liệu khẳng định tồn tại quan hệ hôn nhân là Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn, đây là chứng cứ quan trọng nhất. Ngoài văn bản này, còn có Sổ hộ khẩu gia đình (thường ghi chủ hộ và tên vợ hoặc chồng). Tuy nhiên, Sổ hộ khẩu không phải là chứng cứ khẳng định chắc chắn 100%, bởi lẽ có nhiều trường hợp mặc dù vợ chồng đã ly hôn, tuy nhiên chưa làm thủ tục cắt khẩu. Vì vậy, trên sổ hộ khẩu vẫn thể hiện tên vợ, tên chồng nhưng thực tế quan hệ hôn nhân của họ không còn tồn tại, bởi quan hệ đó đã được định đoạt bằng một bản án hoặc quyết định về việc ly hôn.
Trên thực tế quản lý hồ sơ gia đình, hoặc vợ hoặc chồng là người giữ giấy tờ hoặc giấy tờ này có thể là do người thân lưu giữ (bố mẹ vợ hoặc chồng). Khi một bên có nhu cầu ly hôn, nhưng không có các giấy tờ này thì phải làm thế nào để tòa án thụ lý đơn ly hôn của mình? hoặc cũng có thể là bị mất.
Theo yêu cầu chung của tố tụng, thì người nộp đơn phải nộp cho tòa án bản chính hoặc bản sao có chứng thực các giấy tờ cần thiết. Vì vậy, người khởi kiện đơn phương ly hôn cần biết cách chuẩn bị hồ sơ hoặc đề nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền cung cấp.
Theo quy định, dữ liệu về việc đăng ký kết hôn được lưu giữ tại UBND cấp xã/phường/thị trấn và Phòng tư pháp quận/huyện/thị xã/thành phố thuộc tỉnh/thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương. Vì vậy, trong trường hợp không có bản chính, người khởi kiện yêu cầu đơn phương ly hôn có thể yêu cầu một trong những cơ quan đang lưu giữ cung cấp bản sao trích lục.
Thứ hai, đối với tài liệu chứng minh nơi cư trú của người bị kiện chồng/vợ
Nơi cư trú của người bị kiện được hiểu là nơi người đó thường xuyên sinh sống hoặc làm việc, có thể là: Nơi đăng ký hộ khẩu thường trú, nơi đóng quân (với quân nhân), nơi làm việc theo hợp đồng lao động, nơi đăng ký tạm trú …. nói chung là nơi người bị kiện đang thực tế sinh sống. Do quan hệ hôn nhân là quan hệ đặc thù liên quan tới quyền nhân thân, vì vậy thường tòa án rất khắt khe trong việc chứng minh địa chỉ của người bị kiện.
Để chứng minh địa chỉ của người bị kiện có thể thông qua các tài liệu như: Sổ hộ khẩu, Sổ đăng ký tạm trú (thường gọi sổ xanh), chứng minh nhân dân hoặc hợp đồng lao động với cơ quan/đơn vị/doanh nghiệp/công ty … hoặc xác nhận của doanh nghiệp/công ty về nơi người bị kiện đang làm việc hoặc xác nhận của cơ quan công an về nơi người đó đang đăng ký tạm vắng, tạm trú hoặc đang cư trú.
Thực tế hiện nay, các cơ quan công an thường lấy lý do các thông tin về nhân thân là bảo mật nên thường sẽ từ chối xác nhận nơi cư trú của người bị kiện. Đối với các trường hợp khó khăn, người bị kiện có thể sử dụng vi bằng để ghi nhận sự kiện về nơi cư trú của người bị kiện. Vi bằng là một hình thức làm chứng được lập bởi các Văn phòng thừa phát lại.
Thứ ba, tài liệu liên quan tới con cái
Đây là tài liệu dễ dàng thu thập, bởi hiện nay hệ thống lưu trữ đang từng bước được chuẩn hóa. Đồng thời, việc tranh chấp về nuôi con chỉ xảy ra với những trường hợp con chung dưới 18 tuổi. Trong những năm gần đây, giữ liệu về hôn nhân, đăng ký khai sinh khai tử đang từng bước được số hóa. Vì vậy, việc xin trích lục khai sinh với con cái là rất đơn giản.
Thứ tư, tài liệu liên quan tới tài sản
Đối với loại tài liệu này là loại tài liệu đặc thù và đôi khi rất khó thu thập. Phụ thuộc nhiều vào từng loại tài sản khác nhau có các loại giấy tờ khác nhau và cơ quan lưu trữ khác nhau. Tuy nhiên, trong các loại tài sản thì Sổ tiết kiệm hoặc thông tin số dư tài khoản (tài sản chung là một khoản tiền) trong ngân hàng là tài liệu khó khăn để biết, thu giữ nhất. Vì các thông tin này thường được bảo mật tuyệt đối bởi hệ thống ngân hàng liên quan tới bí mật cá nhân và cũng là loại tài sản dễ bị tẩu tán làm thiệt hại cho một bên trong quan hệ hôn nhân. Đối với loại thông tin tài sản liên quan tới tài khoản ngân hàng thì chỉ có các lệnh/yêu cầu của tòa án mới có thể yêu cầu các ngân hàng cung cấp hoặc phong tỏa.
Đối với các tài sản chung là nhà, đất thì cơ quan lưu trữ là Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất cấp quận/huyện hoặc UBND cấp xã/phường.
Đối với các tài sản là phương tiện thì thuộc cơ quan quản lý tương ứng. Ví dụ: với xe ô tô sẽ là phòng cảnh sát giao thông công an tỉnh/thành phố.
Như vậy, trong trường hợp ly hôn đơn phương (tranh chấp ly hôn) thì một bên không có các tài liệu cần thực hiện các bước sau để chuẩn bị cho yêu cầu khởi kiên ly hôn của mình, cụ thể:
- Các giấy tờ liên quan tới quan hệ hôn nhân;
- Các giấy tờ liên quan tới con chung;
- Các giấy tờ liên quan tới tài sản chung;
- Các chứng cứ liên quan tới việc vi phạm của một bên trong quan hệ hôn nhân.
Bước 2: Thu thập, đề nghị các cơ quan nhà nước có thẩm quyền, cơ quan lưu trữ thông tin cung cấp thông tin còn thiếu.
Bước 3: Chuẩn bị hồ sơ khởi kiện, đơn khởi kiện
Bước 4: Nộp đơn khởi kiện + hồ sơ kèm theo:
- Đơn khởi kiện ly hôn theo mẫu;
- Giấy đăng ký kết hôn
- Văn bản chứng cứ chứng minh nơi cư trú của người bị kiện
- CMND của người khởi kiện
- Giấy khai sinh con chung
- Các tài liệu, chứng cứ chứng minh tài sản chung
Thời hạn xét xử ly hôn: Theo quy định tại điểm a khoản 1 điều 203 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 thì thời hạn chuẩn bị chuẩn bị xét xử sơ thẩm là 04 tháng. Khoảng thời gian này có thể kéo dài tùy thuộc vào tính chất phức tạp của việc tranh chấp.
Thẩm quyền giải quyết:
Vì đây là vụ án dân sự nên Tòa án nhân dân quận/huyện nơi cư trú của bị đơn đang cư trú, làm việc; hoặc Tòa án nơi cư trú, làm việc của nguyên đơn nếu không biết nơi cư trú, làm viêc của bị đơn. Để thực hiện quyền lựa chọn nơi nguyên đơn cư trú, làm việc thì người nộp đơn có trách nhiệm thu thập chứng cứ chứng minh đã tìm đến tất cả các địa chỉ mà bị đơn sống nhưng đều không thấy.
Về nguyên tắc chung khi giải quyết tranh chấp dân sự trong đó có tranh chấp về hôn nhân thì thẩm quyền của tòa án được xác định dựa nhiều trên hai yếu tố: 1) Nơi cư trú của bị đơn; 2) Vụ việc có yếu tố nước ngoài hoặc có hủy văn bản cá biệt của cơ quan hành chính hay không?
Nếu không có yếu tố nước ngoài hoặc không hủy quyết định của Cơ quan cấp tỉnh, chủ tịch UBND cấp tỉnh thì thẩm quyền của tòa án quận/huyện/thị xã, cụ thể tòa và địa chỉ như sau:
Tranh chấp đơn phương ly hôn bị đơn có nơi cư trú, làm việc tại quận Ngô Quyền sẽ do Tòa án nhân dân quận Ngô Quyền, địa chỉ: Số 31 Trấn Phú, Quận Ngô Quyền, Thành phố Hải Phòng
Tranh chấp đơn phương ly hôn bị đơn có nơi cư trú, làm việc tại quận Lê Chân sẽ do Tòa án nhân dân quận Lê Chân, địa chỉ: Số 54 Tô Hiệu, phường Trại Cau, Quận Lê Chân, thành phố Hải Phòng
Tranh chấp đơn phương ly hôn bị đơn có cư trú, làm việc tại quận Hồng Bàng sẽ do Tòa án nhân dân quận Hồng Bàng, địa chỉ: Phường Hùng Vương, quận Hồng Bàng, TP.Hải Phòng
Tranh chấp đơn phương ly hôn bị đơn có cư trú, làm việc tại quận Hải An sẽ do Tòa án nhân dân quận Hải An, địa chỉ: Khu 5, Hạ Lũng, Đằng Hải, Hải An, Hải Phòng
Tranh chấp đơn phương ly hôn bị đơn có cư trú, làm việc tại quận Dương Kinh sẽ do Tòa án nhân dân quận Dương Kinh, địa chỉ: Phạm Văn Đồng, Quận Dương Kinh, Hải Thành, Dương Kinh, Hải Phòng
Tranh chấp đơn phương ly hôn bị đơn có cư trú, làm việc tại quận Đồ Sơn sẽ do Tòa án nhân dân quận đồ sơ, địa chỉ: 353 Nguyễn Hữu Cầu, Ngọc Xuyên, Đồ Sơn, Hải Phòng
Tranh chấp đơn phương ly hôn bị đơn có cư trú, làm việc tại huyện Thủy Nguyên sẽ do Tòa án nhân dân huyện Thủy Nguyên, địa chỉ: Thủy Sơn, Thủy Nguyên, Hải Phòng
Tranh chấp đơn phương ly hôn bị đơn có cư trú, làm việc tại huyện An Dương sẽ do Tòa án nhân dân huyện An Dương, địa chỉ: TT. An Dương, An Dương, Hải Phòng
Tranh chấp đơn phương ly hôn bị đơn có cư trú, làm việc tại huyện An Lão sẽ do Tòa án nhân dân huyện An Lão, địa chỉ: số 11 Đường Nguyễn Văn Trỗi, TT An Lão, Huyện An Lão, Thành phố Hải Phòng
Tranh chấp đơn phương ly hôn bị đơn có cư trú, làm việc tại huyện Tiên Lãng sẽ do Tòa án nhân dân huyện Tiên Lãng, địa chỉ: 32 Phạm Ngọc Đa, TT. Tiên Lãng, Tiên Lãng, Hải Phòng
Tranh chấp đơn phương ly hôn bị đơn có cư trú, làm việc tại huyện Vĩnh Bảo sẽ do Tòa án nhân dân huyện Vĩnh Bảo, địa chỉ: 20 Tháng 8, TT. Vĩnh Bảo, Vĩnh Bảo, Hải Phòng
Tranh chấp đơn phương ly hôn bị đơn có cư trú, làm việc tại huyện Kiến Thụy sẽ do Tòa án nhân dân huyện Kiến Thụy, địa chỉ: 405, TT. Núi Đối, Kiến Thụy, Hải Phòng
Tranh chấp đơn phương ly hôn bị đơn có cư trú, làm việc tại huyện Cát Hải sẽ do Tòa án nhân dân huyện Cát Hải, địa chỉ: 27 1 Tháng 4, TT. Cát Bà, Cát Hải, Hải Phòng
Lưu ý:
- Ly hôn là một trong các quyền nhân thân, vì vậy không thể ủy quyền cho người khác thực hiện thay trừ giải quyết các vấn đề liên quan tới tranh chấp tài sản trong quá trình giải quyết ly hôn. Trường hợp cha, mẹ, người thân thích khác yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn theo Điều 51 Luật Hôn nhân và gia đình thì họ là người đại diện.
- Ly hôn đơn phương có thể được giải quyết theo thủ tục rút gọn.
Các dịch vụ pháp lý của CMA gồm:
- Với đội ngũ luật sư có kinh nghiệm, tâm huyết với nghề, chúng tôi sẵn sàng lắng nghe và cùng khách hàng giải quyết những vướng mắc;
- Tư vấn các vấn đề liên quan đến ly hôn nhằm bảo vệ tối đa quyền lợi của khách hàng, hàn gắn mối quan hệ vợ chồng nếu có thể;
- Hỗ trợ thu thập các giấy tờ, tài liệu liên quan đến việc ly hôn;
- Hỗ trợ khách hàng thực hiện các thủ tục để tiến hành ly hôn.
- Soan thảo văn bản phục vụ cho quá trình ly hôn theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền.
- Tham gia tố tụng để bảo vệ quyền và lợi ích theo yêu cầu.