I. Cơ sở pháp lý:
- Luật đầu tư năm 2020
- Nghị định Nghị định số 118/2015/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật đầu tư
II. Luật sư CMA tư vấn:
- Điều kiện về tài chính:
Nhà đầu tư nước ngoài cần đáp ứng điều kiện về số vốn để đầu tư vào Việt Nam tuỳ theo từng lĩnh vực, ngành nghề cụ thể. Năng lực tài chính của nhà đầu tư nước ngoài được chứng minh thông qua:
- Xác nhận số dư tài khoản cá nhân của nhà đầu tư nước ngoài (đối với nhà đầu tư là cá nhân)
- Xác nhận số dư tài khoản của công ty nước ngoài (đối với nhà đầu tư là tổ chức)
Lưu ý: Xác nhận số dư tài khoản bằng hoặc lớn hơn số tiền dự kiến đầu tư tại Việt Nam.
- Điều kiện về địa điểm kinh doanh:
Để đầu tư vào Việt Nam, nhà đầu tư nước ngoài cần nghiên cứu, lựa chọn địa điểm để đặt trụ sở tiến hành hoạt động kinh doanh. Nhà đầu tư nước ngoài có thể lựa chọn một trong các địa điểm sau để thuận lợi cho hoạt động kinh doanh:
- Các toà nhà cho thuê văn phòng;
- Thuê địa điểm ở trong khu công nghiệp.
Lưu ý: nhà đầu tư cần kiểm tra kỹ về điều kiện cho thuê của bên cho thuê và ký hợp đồng thuê theo đúng quy định của pháp luật Việt Nam.
- Điều kiện về Giấy phép theo quy định của pháp luật Việt Nam:
Để hoạt động kinh doanh tại Việt Nam, nhà đầu tư nước ngoài cần đáp ứng đầy đủ các điều kiện quy định tại Luật đầu tư, các văn bản hướng dẫn thi hành và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan. Nhà đầu tư nước ngoài cần xin cấp các loại Giấy phép chứng minh đáp ứng điều kiện đầu tư, kinh doanh, làm cơ sở để tiến hành hoạt động đầu tư, kinh doanh tại Việt Nam, bao gồm một số loại Giấy phép sau:
- Giấy chứng nhận đầu tư;
- Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (trường hợp thành lập doanh nghiệp);
- Giấy chứng nhận đăng ký địa điểm kinh doanh (trường hợp kinh doanh tại nhiều địa điểm hoặc có kho hàng, kho chứa)
- Các loại Giấy phép con về điều kiện đối với từng ngành, nghề kinh doanh.
Dịch vụ tư vấn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam của CMA
- Tư vấn điều kiện đầu tư vào Việt Nam đối với nhà đầu tư nước ngoài;
- Tư vấn các hình thức, trình tự, thủ tục để đầu tư, kinh doanh tại Việt Nam của nhà đầu tư nước ngoài;
- Soạn thảo, hỗ trợ chuẩn bị hồ sơ xin cấp các loại Giấy phép đầu tư và Giấy phép kinh doanh;
- Đại diện nộp hồ sơ, bổ sung hồ sơ, làm việc với cơ quan chức năng có thẩm quyền xin cấp Giấy phép đầu tư, Giấy phép kinh doanh;
- Tư vấn các vấn đề pháp lý về nội bộ doanh nghiệp, hợp đồng, tranh chấp,… trong quá trình đầu tư, kinh doanh.
Tham khảo thêm bài viết:
https://tuvanluathaiphong.com/thanh-lap-doanh-nghiep-co-von-dau-tu-nuoc-ngoai-tai-hai-phong-2/