Thứ tư, Tháng mười một 20, 2024
spot_img
Trang chủLuật sư Tư vấnBiện pháp khẩn cấp tạm thời trong tố tụng dân sự

Biện pháp khẩn cấp tạm thời trong tố tụng dân sự

Biện pháp khẩn cấp tạm thời (BPKCTT) là một công cụ hữu hiệu, sử dụng có điều kiện trong hoạt động giải quyết vụ án dân sự mà Bộ luật tố tụng dân sự (BLTTDS) quy định cho phép các bên trong tranh chấp yêu tòa án giải quyết.

Bản chất trong khái niệm của từ đã thể hiện được tính chất của các biện pháp gồm:

i) Có tính khẩn cấp: Cần làm ngay, gấp rút;

ii) Có tính tạm thời: Đây không phải là phán quyết của tòa án để giải quyết vụ án, mà chỉ là một biện pháp tạm thời có thời hạn tùy theo tính chất, biện pháp cần áp dụng.

  1. Người có quyền yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời

Căn cứ quy định tại điều 111 Bộ luật Tố tụng dân sự thì những người sau đây có thẩm quyền yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời gồm:

  • Người khởi kiện;
  • Nguyên đơn, bị đơn và các đương sự khác trong quá trình giải quyết vụ án (Sau khi thụ lý);
  • Tòa án chủ động ra quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời khi đương sự không có yêu cầu, với các biện pháp sau:

“1. Giao người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi cho cá nhân hoặc tổ chức trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục.

2. Buộc thực hiện trước một phần nghĩa vụ cấp dưỡng.

3. Buộc thực hiện trước một phần nghĩa vụ bồi thường thiệt hại do tính mạng, sức khoẻ bị xâm phạm.

4. Buộc người sử dụng lao động tạm ứng tiền lương, tiền bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, chi phí cứu chữa tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp, tiền bồi thường, trợ cấp tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp cho người lao động.

5. Tạm đình chỉ thi hành quyết định đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, quyết định sa thải người lao động.

3. Buộc thực hiện trước một phần nghĩa vụ bồi thường thiệt hại do tính mạng, sức khoẻ bị xâm phạm.

4. Buộc người sử dụng lao động tạm ứng tiền lương, tiền bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, chi phí cứu chữa tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp, tiền bồi thường, trợ cấp tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp cho người lao động.

5. Tạm đình chỉ thi hành quyết định đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, quyết định sa thải người lao động.”

(trích khoản 1 – 5 điều 114 Bộ luật tố tụng dân sự 2015)

2. Mục đích áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời:

Biện pháp khẩn cấp tạm thời chỉ được xem xét áp dụng để bảo đảm một trong các mục đích sau đây:

i) Giải quyết yêu cầu cấp bách của đương sự (gồm người yêu cầu hoặc người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan tới yêu cầu);

ii) Bảo vệ tính mạng, sức khỏe, tài sản;

iii) Thu thập và bảo vệ chứng cứ;

iv) Bảo toàn tình trạng của chứng cứ, tài sản tránh gây thiệt hại không thể khắc phục được;

v) Đảm bảo cho việc giải quyết vụ án hoặc thi hành án (sau khi bản án có hiệu lực pháp luật.

3. Các trường hợp không áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời:

Thứ nhất, Việc áp dụng BPKCTT dẫn tới doanh nghiệp bị ngừng hoạt động. Ví dụ: Phong toả tài khoản duy nhất của doanh nghiệp.

Thứ hai, không áp dụng BPKCTT cấm chuyển dịch quyền hoặc phong toả tài sản trong trường hợp tài sản đó dùng để bảo đảm nghĩa vụ đã phát sinh hiệu lực đối kháng hoặc đã được tổ chức bán đấu giá (trừ trường hợp quyết định bán đấu giá đã bị huỷ).

Thứ ba, không phong toà tài khoản đã thoả thuận trong hợp đồng tín dụng dùng để trả nợ cho tổ chức tín dụng.

Thứ tư, tài sản bị cấm lưu thông hoặc dùng phục vụ cho quốc phòng, an ninh, lợi ích công cộng.

Thứ năm, Tài sản của cá nhân gồm: Lương thực đáp ứng nhu cầu thiết yếu; thuốc cần dùng để phòng, chữa bệnh; vật dụng cần thiết của người tàn tật, vật dụng dùng để chăm sóc người ốm; đồ dùng thờ cúng thông thường theo tập quán ở địa phương; công cụ lao động cần thiết, có giá trị không lớn được dùng làm phương tiện sinh sống thiết yếu của người bị áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời; đồ dùng sinh hoạt thiết yếu;

Thứ sáu, Tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ gồm: Thuốc phục vụ việc phòng, chữa bệnh cho người lao động; lương thực, thực phẩm, dụng cụ và tài sản khác phục vụ bữa ăn cho người lao động; nhà trẻ, trường học, cơ sở y tế và thiết bị, phương tiện, tài sản khác thuộc các cơ sở này, nếu không phải là tài sản để kinh doanh; trang thiết bị, phương tiện, công cụ bảo đảm an toàn lao động, phòng, chống cháy nổ, phòng, chống ô nhiễm môi trường.

4. Các biện pháp khẩn cấp tạm thời:

Căn cứ điều 114 Bộ luật dân sự thì có các biện pháp khẩn cấp tạm thời như sau:

1. Giao người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi cho cá nhân hoặc tổ chức trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục.

2. Buộc thực hiện trước một phần nghĩa vụ cấp dưỡng.

3. Buộc thực hiện trước một phần nghĩa vụ bồi thường thiệt hại do tính mạng, sức khoẻ bị xâm phạm.

4. Buộc người sử dụng lao động tạm ứng tiền lương, tiền bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, chi phí cứu chữa tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp, tiền bồi thường, trợ cấp tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp cho người lao động.

5. Tạm đình chỉ thi hành quyết định đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, quyết định sa thải người lao động.

6. Kê biên tài sản đang tranh chấp, khi: i) Tài sản đang tranh chấp là đối tượng của quan hệ tranh chấp mà Tòa án đang thụ lý giải quyết; ii) Có tài liệu, chứng cứ chứng minh người giữ tài sản đang tranh chấp có hành vi tẩu tán, hủy hoại tài sản đó.

7. Cấm chuyển dịch quyền về tài sản đối với tài sản đang tranh chấp.

8. Cấm thay đổi hiện trạng tài sản đang tranh chấp.

9. Cho thu hoạch, cho bán hoa màu hoặc sản phẩm, hàng hóa khác.

10. Phong tỏa tài khoản tại ngân hàng, tổ chức tín dụng khác, kho bạc nhà nước; phong tỏa tài sản ở nơi gửi giữ.

11. Phong tỏa tài sản của người có nghĩa vụ.

12. Cấm hoặc buộc thực hiện hành vi nhất định, khi: i) Ảnh hưởng đến việc giải quyết vụ án là trường hợp đương sự hoặc cơ quan, tổ chức, cá nhân khác thực hiện hoặc không thực hiện một hoặc một số hành vi cản trở quá trình thu thập tài liệu, chứng cứ hoặc có hành vi khác gây khó khăn cho việc giải quyết vụ án; hoặc ii) Ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của người khác có liên quan trong vụ án đang được Tòa án giải quyết là trường hợp người bị ảnh hưởng không phải là đương sự trong vụ án nhưng việc thực hiện hoặc không thực hiện một hoặc một số hành vi của đương sự hoặc cơ quan, tổ chức, cá nhân khác ảnh hưởng đến quyền và lợi ích của người đó.

13. Cấm xuất cảnh đối với người có nghĩa vụ, khi: i) Người bị áp dụng biện pháp cấm xuất cảnh là đương sự đang bị đương sự khác yêu cầu Tòa án buộc họ phải thực hiện nghĩa vụ; và ii) Việc xuất cảnh của họ ảnh hưởng đến việc giải quyết vụ án, lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân khác hoặc để bảo đảm việc thi hành án.

14. Cấm tiếp xúc với nạn nhân bạo lực gia đình.

15. Tạm dừng việc đóng thầu và các hoạt động có liên quan đến việc đấu thầu.

16. Bắt giữ tàu bay, tàu biển để bảo đảm giải quyết vụ án.

17. Các biện pháp khẩn cấp tạm thời khác mà luật có quy định.”

(trích điều 114 Bộ luật tố tụng dân sự 2015)

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
- Advertisment -spot_img

Bài viết được quan tâm