Chủ Nhật, Tháng mười 13, 2024
spot_img
Trang chủLuật sư Tư vấnLuật sư tư vấn Lao độngBảo hiểm xã hội bắt buộc cho người lao động

Bảo hiểm xã hội bắt buộc cho người lao động

1. Cơ sở pháp lý:

  • Bộ luật Lao động 2012;
  • Luật Bảo hiểm xã hội 2014;
  • Nghị định số 115/2015/NĐ-CP Quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội bắt buộc;
  • Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH;
  • Quyết định 595/QĐ-BHXH.

2. Luật sư tư vấn:

BHXH là một trong những chính sách xã hội quan trọng của Nhà nước. BHXH đảm bảo thay thế hoặc chia sẻ rủi ro từ các nguồn quỹ nhằm bảo vệ người lao động khi họ mất khả năng làm việc. Người tham gia BHXH sẽ được hưởng quyền lợi khi bị mất hoặc giảm thu nhập do bị ốm đau, thai sản, tai nạn giao thông, bệnh nghề nghiệp, hết tuổi lao động hoặc chết. Đặc biệt, tại địa bàn thành phố Hải Phòng nơi tập trung nhiều người lao động từ các địa phương đến làm việc thì vấn đề này đang là mối quan tâm của cả người lao động và người sử dụng lao động.

2.1. Đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc: 

a. Người lao động là công dân Việt Nam làm việc trong nước gồm (khoản 1 điều 2 Nghị định 115/2015/NĐ-CP, Khoản 1 điều 2 Luật bảo hiểm xã hội 2014):

  • Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng, kể cả hợp đồng lao động được ký kết giữa người sử dụng lao động với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy định của pháp luật về lao động;
  • Người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng (có hiệu lực từ ngày 01/01/2018);
  • Cán bộ, công chức, viên chức;
  • Công nhân quốc phòng, công nhân công an, người làm công tác khác trong tổ chức cơ yếu;
  • Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật công an nhân dân; người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân;
  • Hạ sĩ quan, chiến sĩ quân đội nhân dân; hạ sĩ quan, chiến sĩ công an nhân dân phục vụ có thời hạn; học viên quân đội, công an, cơ yếu đang theo học được hưởng sinh hoạt phí;
  • Người quản lý doanh nghiệp, người quản lý điều hành hợp tác xã có hưởng tiền lương;
  • Người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn (Lưu ý: Chỉ tham gia chế độ Tử tuất và hưu trí).
  • Người hưởng chế độ phu nhân hoặc phu quân tại cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài (Lưu ý: Chỉ tham gia chế độ Tử tuất và hưu trí).

b. Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài (khoản 2 điều 2 Nghị định 115/2015/NĐ-CP, Khoản 2 điều 2 Luật bảo hiểm xã hội 2014):

  • Hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài với doanh nghiệp hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài, tổ chức sự nghiệp được phép đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài (Lưu ý: Chỉ tham gia chế độ Tử tuất và hưu trí).
  • Hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài với doanh nghiệp trúng thầu, nhận thầu hoặc tổ chức, cá nhân đầu tư ra nước ngoài có đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài;
  • Hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hình thức thực tập nâng cao tay nghề với doanh nghiệp đưa người lao động đi làm việc theo hình thức thực tập nâng cao tay nghề (Lưu ý: Chỉ tham gia chế độ Tử tuất và hưu trí).
  • Hợp đồng cá nhân (Lưu ý: Chỉ tham gia chế độ Tử tuất và hưu trí).

c. Người lao động được cử đi học, thực tập, công tác trong và ngoài nước mà vẫn hưởng tiền lương ở trong nước thuộc diện tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc

  • Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng, kể cả hợp đồng lao động được ký kết giữa người sử dụng lao động với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy định của pháp luật về lao động;
  • Người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng;
  • Cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức và viên chức;
  • Công nhân quốc phòng, công nhân công an, người làm công tác khác trong tổ chức cơ yếu;
  • Người quản lý doanh nghiệp, người quản lý điều hành hợp tác xã có hưởng tiền lương;
  • Người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn.

d. Người nước ngoài làm việc tại Việt Nam

Người lao động là công dân nước ngoài làm việc tại Việt Nam thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc khi có giấy phép lao động hoặc chứng chỉ hành nghề hoặc giấy phép hành nghề do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp và có hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn từ đủ 01 năm trở lên với người sử dụng lao động tại Việt Nam

2.2. Đối tượng không tham gia Bảo hiểm xã hội bắt buộc 

Bên cạnh những đối tượng phải tham gia Bảo hiểm xã hội bắt buộc thì cũng có những trường hợp người lao động không phải tham gia, bao gồm:

  • Người lao động không thuộc trường hợp nêu tại mục 2.1.
  • Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ 01 tháng trở lên là lao động giúp việc trong gia đình.
  • Người lao động thuộc các trường hợp thuộc mục 2.1 trên đây và đang hưởng các chế độ cụ thể:
    • Người đang hưởng lương hưu hằng tháng;
    • Người đang hưởng trợ cấp hằng tháng chế độ sinh hoạt phí đối với cán bộ xã, phường, thị trấn;
    • Người đang hưởng trợ cấp mất sức lao động hằng tháng;
    • Người lao động hết tuổi lao động đang hưởng trợ cấp mất sức hàng tháng;
    • Quân nhân, Công an nhân dân, người làm công tác cơ yếu đang hưởng chế độ trợ cấp hằng tháng;
  • Người lao động làm việc theo hợp đồng thử việc.

_______________

Tư vấn Luật sư vui lòng liên hệ:

Công ty Luật CMA

Hotline: 0986.057.998

Email: CongtyluatCMA@gmail.com

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
- Advertisment -spot_img

Bài viết được quan tâm