I. Cơ sở pháp lý
- Luật Doanh nghiệp năm 2020
- Nghị định 01/2021/NĐ-CP
- Nghị định 47/2021/NĐ-CP
- Thông tư 01/2021/TT-BKHĐT
- Nghị định 22/2020/NĐ-CP
II. Luật sư tư vấn
- Doanh nghiệp tư nhân là gì?
Theo Điều 188 Luật Doanh nghiệp năm 2020 , Doanh nghiệp tư nhân có đặc điểm sau:
- Doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp.
- Doanh nghiệp tư nhân không được phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào.
- Mỗi cá nhân chỉ được quyền thành lập một doanh nghiệp tư nhân. Chủ doanh nghiệp tư nhân không được đồng thời là chủ hộ kinh doanh, thành viên hợp danh của công ty hợp danh.
- Doanh nghiệp tư nhân không được quyền góp vốn thành lập hoặc mua cổ phần, phần vốn góp trong công ty hợp danh, công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc công ty cổ phần.
- Hoạt động của doanh nghiệp tư nhân gắn liền với tư cách của cá nhân chủ sở hữu.
- Doanh nghiệp tư nhân không có tư cách pháp nhân, tư cách giao dịch trong các quan hệ dân sự, pháp luật là tư cách của chủ doanh nghiệp tư nhân. Chủ doanh nghiệp tư nhân là nguyên đơn hoặc bị đơn trong các vụ án tranh chấp dân sự.
- Doanh nghiệp tư nhân trong quá trình hoạt động có thể chuyển đổi loại hình thành công ty TNHH, không được chuyển đổi sang loại hình công ty cổ phần.
- Thành phần hồ sơ
- Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.
- Bản sao Thẻ căn cước công dân, Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của chủ doanh nghiệp tư nhân.
- Cơ quan có thẩm quyền thực hiện: Phòng Đăng ký kinh doanh – Sở Kế hoạch và Đầu tư Hải Phòng
- Trình tự thực hiện:
Bước 1: Người thành lập doanh nghiệp tư nhân hoặc người được ủy quyền gửi hồ sơ đăng ký doanh nghiệp đến Phòng Đăng ký kinh doanh – Sở kế hoạch và đầu tư thành phố hải phòng
Bước 2: Tiếp nhận và giải quyết hồ sơ:
Phòng đăng ký kinh doanh có trách nhiệm xem xét tính hợp lệ của hồ sơ đăng ký doanh nghiệp và cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ. Trường hợp từ chối cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp thì phải thông báo bằng văn bản cho người thành lập doanh nghiệp biết. Thông báo phải nêu rõ lý do và các yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ.
Bước 3: Nhận Giấy chứng nhận đăng ký thành lập Doanh nghiệp tư nhân do Phòng Đăng ký kinh doanh – Sở kế hoạch và đầu tư thành phố Hải Phòng cấp.
Bước 4: Thực hiện các thủ tục cần thiết sau khi thành lập doanh nghiệp, gồm:
- Treo biển hiệu;
- Khắc Dấu, thông báo mẫu dấu;
- Đăng ký tài khoản ngân hàng;
- Bố cáo thành lập doanh nghiệp;
- Mua, cài đặt chữ ký số;
- Thủ tục liên quan tới cơ quan thuế, phát hành hóa đơn;
- Xin cấp các loại giấy phép đủ điều kiện kinh doanh (tùy theo lĩnh vực, ngành nghề hoạt động).
Dịch vụ Thành lập Doanh nghiệp tư nhân tại Hải Phòng của CMA:
- Tư vấn miễn phí các vấn đề, hỏi đáp pháp lý liên quan tới việc đăng ký thành lập doanh nghiệp tư nhân tại Hải phòng
- Soạn thảo, hỗ trợ chuẩn bị hồ sơ đáp ứng các yêu cầu của cơ quan chức năng liên quan tới thủ tục thành lập doanh nghiệp tư nhân tại Hải Phòng
- Đại diện nộp hồ sơ, bổ sung hồ sơ thành lập Doanh nghiệp tư nhân tại Hải Phòng theo yêu cầu của cơ quan chức năng.
- Nhận kết quả và trả kết quả Giấy chứng nhận đăng ký Doanh nghiệp tư nhân tại Hải Phòng trực tiếp cho khách hàng.
- Hỗ trợ, tư vấn các công việc cần thiết sau khi thành lập công ty cổ phần tại hải phòng.
- Thời hạn giải quyết: trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ hợp lệ.
_______________
Tư vấn Luật sư vui lòng liên hệ:
Công ty Luật CMA
Hotline: 0986.057.998 & 0944.296.698
Email: CongtyluatCMA@gmail.com
Luật sư – Tư vấn – Tranh tụng – Sở hữu trí tuệ