Thứ tư, Tháng mười một 20, 2024
spot_img
Trang chủĐăng ký kinh doanhQuy định của Luật doanh nghiệp năm 2020 về triệu tập họp...

Quy định của Luật doanh nghiệp năm 2020 về triệu tập họp Đại hội đồng cổ đông

Công ty Luật CMA - Hotline: 0986.057.998 - 0944.296.698

Mục lục bài viết

I. Cơ sở pháp lý
  • Luật Doanh nghiệp năm 2020
II. Luật sư tư vấn
  1. Triệu tập, điều kiện họp Đại hội đồng cổ đông Công ty cổ phần
a. Triệu tập họp Đại hội đồng cổ đông
  • Hội đồng quản trị triệu tập họp Đại hội đồng cổ đông thường niên và bất thường. Hội đồng quản trị triệu tập họp bất thường Đại hội đồng cổ đông trong trường hợp sau đây: i) Hội đồng quản trị xét thấy cần thiết vì lợi ích của công ty; ii) Số lượng thành viên Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát còn lại ít hơn số lượng thành viên tối thiểu theo quy định của pháp luật; iii) Theo yêu cầu của cổ đông hoặc nhóm cổ đông sở hữu từ 05% tổng số cổ phần phổ thông trở lên hoặc một tỷ lệ khác nhỏ hơn theo quy định tại Điều lệ công ty trong trường hợp Hội đồng quản trị vi phạm nghiêm trọng quyền của cổ đông, nghĩa vụ của người quản lý hoặc ra quyết định vượt quá thẩm quyền được giao hoặc trường hợp khác theo quy định của Điều lệ công ty; iv) Theo yêu cầu của Ban kiểm soát; v) Trường hợp khác theo quy định của pháp luật và Điều lệ công ty.
  • Trừ trường hợp Điều lệ công ty có quy định khác, Hội đồng quản trị phải triệu tập họp Đại hội đồng cổ đông trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày xảy ra trường hợp hoặc nhận được yêu cầu triệu tập họp nêu trên. Trường hợp Hội đồng quản trị không triệu tập họp Đại hội đồng cổ đông theo quy định thì Chủ tịch Hội đồng quản trị và các thành viên Hội đồng quản trị phải bồi thường thiệt hại phát sinh cho công ty.
  • Trường hợp Hội đồng quản trị không triệu tập họp Đại hội đồng cổ đông thì trong thời hạn 30 ngày tiếp theo, Ban kiểm soát thay thế Hội đồng quản trị triệu tập họp Đại hội đồng cổ đông theo quy định của Luật Doanh nghiệp. Trường hợp Ban kiểm soát không triệu tập họp Đại hội đồng cổ đông theo quy định thì Ban kiểm soát phải bồi thường thiệt hại phát sinh cho công ty.
  • Trường hợp Ban kiểm soát không triệu tập họp Đại hội đồng cổ đông thì cổ đông hoặc nhóm cổ đông sở hữu từ 05% tổng số cổ phần phổ thông trở lên hoặc một tỷ lệ khác nhỏ hơn theo quy định tại Điều lệ công ty có quyền đại diện công ty triệu tập họp Đại hội đồng cổ đông theo quy định của Luật Doanh nghiệp. (Trong trường hợp Hội đồng quản trị vi phạm nghiêm trọng quyền của cổ đông, nghĩa vụ của người quản lý hoặc ra quyết định vượt quá thẩm quyền được giao hoặc trường hợp khác theo quy định của Điều lệ công ty)
  • Người triệu tập họp Đại hội đồng cổ đông phải thực hiện các công việc sau đây: i) Lập danh sách cổ đông có quyền dự họp; ii) Cung cấp thông tin và giải quyết khiếu nại liên quan đến danh sách cổ đông; iii) Lập chương trình và nội dung cuộc họp; iv) Chuẩn bị tài liệu cho cuộc họp; v) Dự thảo nghị quyết Đại hội đồng cổ đông theo nội dung dự kiến của cuộc họp; danh sách và thông tin chi tiết của các ứng cử viên trong trường hợp bầu thành viên Hội đồng quản trị, Kiểm soát viên; vi) Xác định thời gian và địa điểm họp; vii) Gửi thông báo mời họp kèm theo Chương trình họp, các tài liệu sử dụng trong cuộc họp và dự thảo nghị quyết đối với từng vấn đề trong chương trình họp, Phiếu biểu quyết đến từng cổ đông có quyền dự họp chậm nhất là 21 ngày trước ngày khai mạc nếu Điều lệ công ty không quy định thời hạn dài hơn. Thông báo mời họp phải có tên, địa chỉ trụ sở chính, mã số doanh nghiệp; tên, địa chỉ liên lạc của cổ đông, thời gian, địa điểm họp và những yêu cầu khác đối với người dự họp; viii) Công việc khác phục vụ cuộc họp.
  • Chi phí triệu tập và tiến hành họp Đại hội đồng cổ đông sẽ được công ty hoàn lại.
b. Điều kiện tiến hành họp Đại hội đồng cổ đông
  • Cuộc họp Đại hội đồng cổ đông được tiến hành khi có số cổ đông dự họp đại diện trên 50% tổng số phiếu biểu quyết; tỷ lệ cụ thể do Điều lệ công ty quy định.
  • Trường hợp cuộc họp lần thứ nhất không đủ điều kiện tiến hành theo quy định thì thông báo mời họp lần thứ hai phải được gửi trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày dự định họp lần thứ nhất, nếu Điều lệ công ty không quy định khác. Cuộc họp Đại hội đồng cổ đông lần thứ hai được tiến hành khi có số cổ đông dự họp đại diện từ 33% tổng số phiếu biểu quyết trở lên; tỷ lệ cụ thể do Điều lệ công ty quy định.
  • Trường hợp cuộc họp lần thứ hai không đủ điều kiện tiến hành theo quy thì thông báo mời họp lần thứ ba phải được gửi trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày dự định họp lần thứ hai, nếu Điều lệ công ty không quy định khác. Cuộc họp Đại hội đồng cổ đông lần thứ ba được tiến hành không phụ thuộc vào tổng số phiếu biểu quyết của các cổ đông dự họp.
  • Chỉ có Đại hội đồng cổ đông mới có quyền quyết định thay đổi chương trình họp đã được gửi kèm theo thông báo mời họp
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
- Advertisment -spot_img

Bài viết được quan tâm