1. Thế nào được gọi là ly hôn hoặc giải quyết việc hôn nhân có yếu tố nước ngoài?
Quan hệ hôn nhân được coi là có yếu tố nước ngoài khi ít nhất một bên tham gia là người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài; quan hệ hôn nhân và gia đình giữa các bên tham gia là công dân Việt Nam nhưng căn cứ để xác lập, thay đổi, chấm dứt quan hệ đó theo pháp luật nước ngoài, phát sinh tại nước ngoài hoặc tài sản liên quan đến quan hệ đó ở nước ngoài.
Ly hôn là việc chấm dứt quan hệ hôn nhân theo bản án, quyết định của toà án. Ly hôn có yếu tố nước ngoài là việc chấm dứt quan hệ hôn nhân khi một trong các bên tham gia hoặc tài sản hoặc việc xác lập, chấm dứt quan hệ hôn nhân có yếu tố nước ngoài.
Ví dụ, một số trường hợp ly hôn có yếu tố nước ngoài:
- Vợ hoặc chồng là người nước ngoài;
- Vợ chồng là người Việt Nam kết hôn tại nước ngoài;
- Vợ hoặc chồng người Việt Nam là du học sinh, nghiên cứu sinh, làm việc tại nước ngoài như xuất khẩu lao động…
- Vợ hoặc chồng đang cư trú ở nước ngoài hợp pháp
- Vợ hoặc chồng đang cư trú ở nước ngoài không hợp pháp
- Cả vợ và chồng đang cư trú hợp pháp ở nước ngoài
- Cả vợ và chồng đang cư trú không hợp pháp hoặc một trong hai người đang cư trú không hợp pháp ở nước ngoài
- Ly hôn có tranh chấp về tài sản ở nước ngoài…
Ly hôn có yếu tố nước ngoài thuận tình là việc các bên tự thoả thuận được toàn bộ các vấn đề khi giải quyết ly hôn bao gồm: Chấm dứt hôn nhân, nuôi con, cấp dưỡng, tài sản, nợ hoặc án phí hoặc chưa thống nhất được về tài sản, cấp dưỡng cho con sau khi ly hôn nhưng không yêu cầu toà án giải quyết ngay.
Ly hôn có yếu tố nước ngoài đơn phương là trường hợp các bên không thống nhất được việc ly hôn, nuôi con, cấp dưỡng, tài sản, nợ và án phí.
2. Thẩm quyền giải quyết ly hôn có yếu tố nước ngoài:
Theo quy định tại Điều 28 và Điều 29 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 thì việc giải quyết tranh chấp hôn nhân và gia đình (ly hôn đơn phương) hay yêu cầu về hôn nhân và gia đình (ly hôn thuận tình) đều thuộc thẩm quyền của Tòa án.
Về thẩm quyền theo cấp Tòa án: Căn cứ điều 36, Bộ luật tố tụng dân sự 2015 quy định về thẩm quyền của Tòa án theo cấp những vụ việc ly hôn có yếu tố nước ngoài (có một bên ở nước ngoài hoặc tài sản ở nước ngoài) thì thẩm quyền giải quyết thuộc Tòa án nhân dân cấp Tỉnh giải quyết sơ thẩm. Cấp Phúc thẩm trong trường hợp có kháng cáo, kháng nghị sẽ do Toà án nhân dân cấp cao tại Hà Nội, Đà Nẵng hoặc TP. Hồ Chí Minh xử tuỳ thuộc vào cấp tỉnh đã xét xử sở thẩm.
Về thẩm quyền Tòa án theo lãnh thổ: theo quy định tại Điều 37 BLTTDS 2015 thì thẩm quyền Tòa án theo lãnh thổ đối với tranh chấp về hôn nhân và gia đình được xác định là Tòa án nơi bị đơn cư trú, làm việc, nếu bị đơn là cá nhân hoặc nơi bị đơn có trụ sở, nếu bị đơn là cơ quan, tổ chức. Vì vậy, đối với trường hợp ly hôn có yếu tố nước ngoài, Tòa án có thẩm quyền là Tòa án nhân dân cấp Tỉnh nơi cuối cùng bị đơn cư trú (nơi cuối cùng mà người chồng hoặc vợ cư trú tại Việt Nam: Gồm đăng ký thường trú, tạm trú.
Ví dụ: Một trong các đương sự trước khi đi nước ngoài có hộ khẩu thường, tạm trú trú tại Hải Phòng thì sẽ do Toà án nhân dân thành phố Hải Phòng, địa chỉ tại: Đường Lê Hồng Phong, phường Đằng Hải, quận Hải An, thành phố Hải Phòng giải quyết Sơ thẩm.
3. Hồ sơ ly hôn khi một bên vợ/chồng ở nước ngoài
Hồ sơ nhân thân cần chuẩn bị khi yêu cầu giải quyết ly hôn có yếu tố nước ngoài:
- Đơn xin ly hôn (đơn ly hôn thuận tình hoặc đơn phương)
- Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn (bản sao hoặc bản gốc)
- Chứng minh nhân dân, căn cước công dân, hộ chiếu của hai bên
- Giấy khai sinh của các con
- Giấy tờ về tài sản chung: sổ đỏ, xe ô tô, … (nếu có)
- Hồ sơ tài liệu chứng minh việc một bên đang ở nước ngoài (nếu có)
- Giấy xác nhận nơi cư trú, nhân thân của bị đơn
- Biên bản hòa giải xác nhận mâu thuẫn vợ chồng (nếu có).
Luật sư CMA cung cấp dịch vụ:
(1) Soạn thảo, chuẩn bị hồ sơ, giấy tờ trong từng trường hợp cụ thể; và
(2) GIẢI QUYẾT LY HÔN VẮNG MẶT hoặc Tham gia tố tụng tại Toà án.
Hotline: 0986.057.998 hoặc 0944.296.698
4. Trình tự, thủ tục thực hiện ly hôn có yếu tố nước ngoài
Các bước thực hiện thủ tục ly hôn:
Bước 1: Nộp hồ sơ hợp lệ về việc xin ly hôn tại Tòa án có thẩm quyền.
Ví dụ: Tại Hải Phòng là Tòa án nhân dân thành phố Hải Phòng, Địa chỉ: Lô 18 đường Lê Hồng Phong, Đằng Lâm, Hải An, Hải Phòng
Bước 2: Trong thời hạn 7-15 ngày, Tòa án kiểm tra hồ sơ, nếu hồ sơ đầy đủ và hợp lệ thì Tòa án sẽ gửi thông báo tạm ứng án phí.
Bước 3: Nộp tiền tạm ứng án phí dân sự tại Chi cục thi hành án dân sự có thẩm quyền và nộp biên lai tạm ứng án phí cho Tòa án.
Bước 4: Tòa án mở phiên hòa giải, công khai chứng cứ và xét xử theo thủ tục chung.
Trường hợp 1: Khi nguyên đơn biết được nơi ở, nơi làm việc tại nước ngoài của bị đơn
- Nếu biết được nơi ở, nơi làm việc của bị đơn tại nước ngoài thì Tòa án sẽ tống đạt quyết định giải quyết vụ việc cho bị đơn hoặc có thể yêu cầu bị đơn về Việt Nam để giải quyết thủ tục ly hôn.
- Nếu có thể liên lạc được với bị đơn ở nước ngoài thông qua thân nhân của họ thì tòa án thông qua thân nhân đó gửi cho bị đơn ở nước ngoài lời khai của nguyên đơn, và yêu cầu bị đơn phúc đáp về tòa án những lời khai hoặc tài liệu cần thiết cho việc giải quyết ly hôn. Căn cứ vào lời khai và tài liệu nhận được, tòa xét xử theo thủ tục chung.
Trường hợp 2: Nguyên đơn không biết được nơi ở, nơi làm việc tại nước ngoài của bị đơn, mất liên lạc với bị đơn
Công văn 253/TANDTC-PC của Tòa án nhân dân tối cao ngày 26/11/2018 hướng dẫn như sau:
- Nguyên đơn sẽ phải nộp hồ sơ ly hôn tại nơi mà bị đơn cư trú cuối cùng tại Việt Nam – Thường nơi này được xác định là nhà riêng hoặc nhà bố mẹ đẻ của bị đơn;
- Nguyên đơn có thể thông qua thân nhân để xem xét việc có liên hệ với bị đơn tại nước ngoài hay không để xin thông tin về địa chỉ liên hệ nhằm phục vụ việc tống đạt văn bản của Tòa án;
- Thông qua người thân thì Tòa án có thể yêu cầu gửi thông tin đến đương sự ở nước ngoài, trong trường hợp cố tình không cung cấp, từ chối khai báo địa chỉ, ý kiến thì sẽ coi là trường hợp che giấu thông tin;
- Tòa án sẽ gửi yêu cầu lần thứ 2 và nếu vẫn giữ nguyên tình trạng thì Tòa sẽ đưa vụ án ra xét xử văn mặt bị đơn theo thủ tục chung của tố tụng;
- Sau khi giải quyết vụ án thì Tòa sẽ gửi văn bản đến thân nhân bị đơn, UBND cấp xã, phường để thực hiện niêm yết công khai và quyền kháng cáo của bị đơn.