Thứ tư, Tháng mười một 20, 2024
spot_img

Lưu ý Hợp đồng mua bán doanh nghiệp

Công ty Luật CMA - Hotline: 0986.057.998 - 0944.296.698

  1. Hợp đồng mua bán doanh nghiệp là gì?

Hợp đồng mua bán doanh nghiệp có thể được thể hiện dưới nhiều hình thức: hợp đồng mua bán toàn bộ doanh nghiệp, hợp đồng mua bán một phần doanh nghiệp, hợp đồng chuyển nhượng phần vốn góp, cổ phần… Hiện nay, pháp luật Việt Nam không có định nghĩa về hợp đồng mua bán doanh nghiệp nhưng có thể hiểu như sau: Hợp đồng mua bán doanh nghiệp là sự thỏa thuận giữa các bên; theo đó bên bán doanh nghiệp có nghĩa vụ chuyển giao toàn bộ quyền sở hữu doanh nghiệp cho bên mua lại doanh nghiệp và nhận tiền bán doanh nghiệp theo thỏa thuận trong hợp đồng, còn bên mua lại doanh nghiệp có nghĩa vụ nhận doanh nghiệp và tiếp tục thực hiện các quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp đó theo quy định pháp luật cũng như theo thỏa thuận được ghi nhận trong hợp đồng, đồng thời trả tiền cho bên bán lại doanh nghiệp.

  1. Đặc điểm của hợp đồng mua bán doanh nghiệp
  • Hợp đồng mua bán doanh nghiệp là một loại hợp đồng, mang đầy đủ các đặc điểm pháp lý của hợp đồng dân sự.
  • Chủ thể của hợp đồng mua bán doanh nghiệp là bên mua và bên bán doanh nghiệp; không thuộc một trong các trường hợp bị Nhà nước cấm quyền kinh doanh.
  • Đối tượng của hợp đồng mua bán doanh nghiệp là doanh nghiệp – một loại hàng hoá đặc biệt. Giá trị của hợp đồng chính là giá trị của doanh nghiệp bị mua. Giá trị này thường được xác định dựa trên một số tiêu chí sau: nguồn vốn, tài sản, thị trường, sản phẩm tiêu thụ, hệ thống kinh doanh, thương hiệu, hình ảnh, khách hàng, đối tác, tình trạng pháp lý và tài chính của doanh nghiệp.
  • Hình thức của hợp đồng mua bán doanh nghiệp thường thể hiện bằng văn bản. Đây là loại hợp đồng có giá trị lớn, đòi hỏi tính chặt chẽ, bao quát, đồng thời phải tuân thủ các quy định của pháp luật để tránh phát sinh tranh chấp cũng như đảm bảo quyền lợi của các bên. Do đó, việc xác lập hợp đồng bằng văn bản là hình thức thường thấy của hợp đồng mua bán doanh nghiệp.
  1. Nội dung cơ bản của hợp đồng mua bán doanh nghiệp
  • Chủ thể: Cần ghi rõ thông tin của các bên như: tên doanh nghiệp, địa chỉ trụ sở chính, tên, chức vụ của người đại diện theo pháp luật, số giấy tờ pháp lý của người đại diện theo pháp luật, mã số thuế doanh nghiệp, … theo Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đầu tư. Khi tiến hành giao kết hợp đồng, các bên có thể liên hệ và yêu cầu đối tác cung cấp bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đầu tư để đảm bảo đúng thông tin và thẩm quyền ký kết.
  • Giá chuyển nhượng: Cần ghi rõ tổng giá trị của hợp đồng. Doanh nghiệp cần lưu ý đồng tiền thanh toán là Việt Nam đồng, trừ một số trường hợp được Nhà nước cho phép sử dụng ngoại hối trên lãnh thổ Việt Nam theo quy định của Thông tư 32/2013/TT-NHNN.
  • Phương thức và thời gian thanh toán: Các bên cần ghi rõ phương thức thanh toán (chuyển khoản hay tiền mặt) và thời gian thanh toán cụ thể với số tiền thanh toán của từng đợt. Để đảm bảo an toàn, các bên nên yêu cầu một tổ chức uy tín có thẩm quyền thực hiện dịch vụ tài chính trung gian. Bên thứ ba này sẽ đứng ra đảm bảo các bên trong hợp đồng thực hiện đúng thỏa thuận và hợp pháp.
  • Điều kiện, thời hạn chuyển giao tài sản: cần quy định rõ những điều kiện kèm theo và thời điểm cụ thể để bên bán thực hiện nghĩa vụ trong việc chuyển giao tài sản, cổ phần, cổ phiếu theo quy định của hợp đồng.
  • Quyền và nghĩa vụ pháp lý của các bên: Các bên cần chi tiết hóa các nghĩa vụ trong giai đoạn trước, trong và sau khi thực hiện hợp đồng cũng như thời điểm chấm dứt cụ thể.
  • Điều khoản ràng buộc trách nhiệm: Các bên có thể dự trù các tình huống đối phương có thể vận dụng để không thực hiện hợp đồng mà soạn thảo những điều khoản thích hợp, như trách nhiệm của bên mua khi không thanh toán, hoặc trách nhiệm của bên bán khi không chuyển giao đối tượng của hợp đồng.
  • Thời hạn thực hiện hợp đồng: Trong hợp đồng cần quy định rõ thời điểm bắt đầu có hiệu lực và chấm dứt, hoặc những căn cứ phát sinh dẫn đến hợp đồng chấm dứt hiệu lực.
  • Điều khoản giải quyết tranh chấp: Tranh chấp có thể được đưa ra Tòa án có thẩm quyền hoặc Trọng tài thương mại để giải quyết.
  • Tuyên bố và cam kết của hai bên về tình trạng doanh nghiệp: Hợp đồng cần có điều khoản quy định bên bán phải khẳng định và cam kết về các khoản nợ của doanh nghiệp. Việc này nhằm hạn chế tranh chấp và rủi ro đối với bên mua.
  • Ngoài các điều khoản cơ bản nêu trên, doanh nghiệp cũng cần lưu ý thêm một số vấn đề như sau: nguyên tắc hợp tác; phương án sử dụng lao động
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
- Advertisment -spot_img

Bài viết được quan tâm