Thứ sáu, Tháng chín 13, 2024
spot_img
Trang chủLuật sư Tư vấnLuật sư tư vấn Hình sựLuật sư Hình sự uy tín Hải Phòng

Luật sư Hình sự uy tín Hải Phòng

Hotline: 0986.057.998 hoặc 0944.296.698

Hình sự luôn là quan hệ pháp luật có ảnh hưởng lớn tới bất kỳ cá nhân/pháp nào có liên quan. Tuỳ vị trí, vai trò của cá nhân/pháp nhân trong vụ án hình sự rất cần có sự hỗ trợ pháp lý từ Luật sư hình sự.

  1. Luật sư hình sự của người bị tố giác, người bị bắt trong trường hợp khẩn cấp, người bị tạm giữ, bị can, bị cáo

Sự cần thiết của Luật sư hình sự với người bị tố giác, người bị bắt trong trường hợp khẩn cấp, người bị tạm giữ, bị can, bị cáo được đánh giá qua câu trả lời của các câu hỏi như sau:

  • Cần phải chuẩn bị gì khi làm việc với cơ quan điều tra, các cơ quan tố tụng?
  • Trong quá trình làm việc với cơ quan điều tra, cơ quan tố tụng khác thì có những quyền gì? phải có những nghĩa vụ gì? làm thế nào để thực hiện một cách tốt nhất các quyền và nghĩa vụ của mình?
  • Với hành vi, việc làm đã thực hiện thì có phạm tội hay không? thuộc tội danh gì? có thể bị xử lý như thế nào? Mức hình phạt? các hình phạt bổ sung?
  • Cần phải chuẩn bị, thu thập các chứng cứ gì? nhân chứng nào? Để chứng minh cho việc làm của mình hoặc giảm nhẹ trách nhiệm hình sự của mình? ….

Đối với hoạt động tố tụng hình sự thì: Bản tự khai hoặc bản hỏi cung đầu tiên là các văn bản quan trọng với hoạt động điều tra, truy tố, xét xử. Do đó, buổi làm việc đầu tiên với Cơ quan cảnh sát điều tra luôn là áp lực tâm lý cực kỳ lớn đối với người bị tố giác, người bị bắt trong trường hợp khẩn cấp, người bị tạm giữ. Việc được tư vấn Luật sư hình sự trước khi tham gia các hoạt động tố tụng giúp cho người bị tố giác, người bị bắt trong trường hợp khẩn cấp, người bị tạm giữ, bị can, bị cáo chuẩn bị tâm lý, hiểu biết được các quy định của pháp luật có liên quan đến tội danh đang bị hướng tới và thực hiện các quyền của mình theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự.

Đối với thân nhân của người bị tố giác, người bị bắt trong trường hợp khẩn cấp, người bị tạm giữ, bị can, bị cáo thì việc hiểu biết TÌNH TRẠNG PHÁP LÝ của người thân đang gặp phải ? các biện pháp cần thiết để hỗ trợ trong khi bị hạn chế thăm gặp?… là vấn đề được quan tâm đặc biệt. Tất cả có thể được giải đáp thông qua Luật sư hình sự.

  1. Luật sư hình sự của người đi tố giác, bị hại hoặc thân nhân của bị hại

Đứng ở vai trò người bị thiệt hại cần sự giúp đỡ của các cơ quan chứng năng bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm phạm. Người tố giác, bị hại hoặc thân nhân của bị hại cần có các hiểu biết về quyền, nghĩa vụ của mình bị xâm phạm, chuẩn bị các chứng cứ, tài liệu chứng minh cho hành vi phạm tội, người phạm tội để từ đó đưa ra các yêu cầu đúng  đắn với cơ quan tiến hành tố tụng (Cơ quan cảnh sát điều tra, Viện kiểm sát hoặc toà án) đảm bảo tốt nhất các quyền và lợi ích hợp pháp của mình.

  1. Các công việc của Luật sư hình sự của CMA:

Với đội ngũ luật sư nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực hình sự, LUẬT SƯ HÌNH SỰ HẢI PHÒNG sẽ hỗ trợ khách hàng các công việc như sau:

3.1. Luật sư hình sự của người bị tố giác, người bị bắt trong trường hợp khẩn cấp, người bị tạm giữ, bị can, bị cáo

  • Tư vấn và đưa ra ý kiến pháp lý về các vấn đề có liên quan đến vụ án;
  • Chuẩn bị hồ sơ, tài liệu, chứng cứ để làm việc với các cá nhân, cơ quan, tổ chức có liên quan trong quá trình giải quyết;
  • Gặp, hỏi người bị buộc tội;
  • Tham gia lấy lời khai của người bị bắt, bị tạm giữ, khi hỏi cung
  • Có mặt trong hoạt động đối chất, nhận dạng, nhận biết giọng nói và hoạt động điều tra khác
  • Xem biên bản về hoạt động tố tụng có sự tham gia của mình, quyết định tố tụng liên quan đến người mà mình bào chữa;
  • Đề nghị thay đổi người có thẩm quyền tiến hành tố tụng, người giám định, người định giá tài sản, người phiên dịch, người dịch thuật; đề nghị thay đổi, hủy bỏ biện pháp ngăn chặn, biện pháp cưỡng chế;
  • Đề nghị tiến hành hoạt động tố tụng theo quy định của Bộ luật này; đề nghị triệu tập người làm chứng, người tham gia tố tụng khác, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng;
  • Thu thập, đưa ra chứng cứ, tài liệu, đồ vật, yêu cầu;
  • Kiểm tra, đánh giá và trình bày ý kiến về chứng cứ, tài liệu, đồ vật liên quan và yêu cầu người có thẩm quyền tiến hành tố tụng kiểm tra, đánh giá;
  • Đề nghị cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng thu thập chứng cứ, giám định bổ sung, giám định lại, định giá lại tài sản;
  • Đọc, ghi chép và sao chụp những tài liệu trong hồ sơ vụ án liên quan đến việc bào chữa từ khi kết thúc điều tra;
  • Tham gia hỏi, tranh luận tại phiên tòa;
  • Khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng;
  • Kháng cáo bản án, quyết định của Tòa án nếu bị cáo là người dưới 18 tuổi, người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất

3.2. Luật sư hình sự của người tố giác, bị hại, thân nhân của bị hại

  • Tư vấn và đưa ra ý kiến pháp lý về các vấn đề có liên quan đến vụ án;
  • Chuẩn bị hồ sơ, tài liệu, chứng cứ để làm việc với các cá nhân, cơ quan, tổ chức có liên quan trong quá trình giải quyết;
  • Đưa ra chứng cứ, tài liệu, đồ vật, yêu cầu;
  • Kiểm tra, đánh giá và trình bày ý kiến về chứng cứ, tài liệu, đồ vật liên quan và yêu cầu người có thẩm quyền tiến hành tố tụng kiểm tra, đánh giá;
  • Yêu cầu giám định, định giá tài sản;
  • Có mặt khi cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng lấy lời khai, đối chất, nhận dạng, nhận biết giọng nói của người mà mình bảo vệ; đọc, ghi chép, sao chụp những tài liệu trong hồ sơ vụ án liên quan đến việc bảo vệ quyền lợi của bị hại và đương sự sau khi kết thúc điều tra;
  • Tham gia hỏi, tranh luận tại phiên tòa; xem biên bản phiên tòa;
  • Khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng;
  • Đề nghị thay đổi người có thẩm quyền tiến hành tố tụng, người giám định, người định giá tài sản, người phiên dịch, người dịch thuật;
  • Kháng cáo phần bản án, quyết định của Tòa án có liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ của người mà mình bảo vệ là người dưới 18 tuổi, người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất.
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
- Advertisment -spot_img

Bài viết được quan tâm