Thứ tư, Tháng mười một 20, 2024
spot_img
Trang chủLuật sư Tư vấnLuật sư tư vấn Hôn nhân gia đìnhCác trường hợp được công nhận là hôn nhân hợp pháp

Các trường hợp được công nhận là hôn nhân hợp pháp

1. Cơ sở pháp lý:

Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014

Bộ luật dân sự 2015;

Luật Hộ tịch 2014;

Nghị quyết 35/2000;

Thông tư 60/TATC năm 1978.

2. Luật sư tư vấn:

Kết hôn không phải là một khái niệm xa lạ với bất cứ ai. Kết hôn là kết quả của một tình yêu đẹp. Tuy nhiên, không phải cứ có tình yêu hay hai người muốn kết hôn là kết hôn, pháp luật quy định khi có đủ các điều kiện nhất định thì mới được kết hôn và được nhà nước công nhận là kết hôn hợp pháp. Thực tế không phải ai cũng nắm rõ pháp luật và hiểu hết các điều kiện để có thể kết hôn hợp pháp, bằng chứng cho thấy hiện nay vẫn tồn tại rất nhiều cuộc hôn nhân bất hợp pháp dẫn tới hậu quả là bị hủy kết hôn trái pháp luật.

Hôn nhân được công nhận hợp pháp bao gồm: Hôn nhân đáp ứng điều kiện tại 2.1, 2.2 hoặc thuộc trường hợp 2.3 dưới đây:

2.1. Điều kiện kết hôn

Theo quy định tại điều 81 Luật Hôn nhân và gia đình khi nam, nữ muốn kết hôn với nhau phải đáp ứng được các điều kiện sau đây:

a, Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên

Độ tuổi kết hôn được pháp luật Hôn nhân và gia đình quy định chặt chẽ. Không phải tự nhiên pháp luật lại quy định “nam từ đủ 20 tuổi trở lên”“nữ từ đủ 18 tuổi trở lên” mới đủ điều kiện kết hôn.

Khi ban hành các văn bản quy phạm pháp luật, các nhà làm luật luôn tính đến việc điều luật đó sẽ được áp dụng trong thực tế như thế nào để phù hợp với xã hội. Việc quy định độ tuổi kết hôn không nằm ngoài mục đích đó. Tại sao độ tuổi kết hôn của nam, nữ có sự chênh lệch?

Thứ nhất, nữ phải từ đủ 18 tuổi trở lên chứ không phải là từ 18 tuổi trở lên. Điều này thể hiện đúng tinh thần Bộ luật dân sự 2015: “Người thành niên là người là người từ đủ mười tám tuổi trở lên”. Lúc này cả nam và nữ có đủ năng lực hành vi dân sự.

Thứ hai, xét về tâm, sinh lý của chủ thể kết hôn:

Đối với nam từ đủ 20 tuổi trở lên sẽ có khoảng thời gian ít nhất là 02 năm đi làm, có cơ hội được tiếp xúc với xã hội nên sẽ chín chắn, trưởng thành hơn, có nhận thức và trách nhiệm của trụ cột gia đình khi quyết định tiến tới hôn nhân. Bên cạnh đó việc đi làm cũng mang đến thu nhập nuôi bản thân và đảm bảo cuộc sống ổn định cho gia đình. Đây được xem là yếu tố quyết định đến sự lâu dài của cuộc hôn nhân.

Đối với nữ, khi đủ 18 tuổi tâm lý, sinh lý đã hoàn thiện có thể sẵn sàng sinh nở và thực hiện tốt thiên chức làm mẹ.

b, Việc kết hôn do nam, nữ tự nguyện quyết định: Cả nam và nữ đều phải thể hiện ý, mong muốn tiến tới hôn nhân của mình, không được lừa dối, cưỡng ép kết hôn để đạt được mục đích chính của kết hôn là xây dựng gia đình ấm no, hạnh phúc, tiến bộ, mọi người  cùng yêu thương, giúp đỡ nhau.

c, Không bị mất năng lực hành vi dân sự

Năng lực hành vi dân sự của cá nhân là khả năng của cá nhân bằng hành vi của mình xác lập, thực hiện quyền, nghĩa vụ dân sự. Khi một người do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi thì theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan hoặc của cơ quan, tổ chức hữu quan, Tòa án ra quyết định tuyên bố người này là người mất năng lực hành vi dân sự trên cơ sở kết luận giám định pháp y tâm thần. Nếu một người bị mất năng lực hành vi dân sự thì đương nhiên mục đích của hôn nhân sẽ không đạt được.

Nhà nước không cấm nhưng cũng không công nhận hôn nhân giữa những người cùng giới tính.

d, Việc kết hôn không thuộc một trong các trường hợp cấm kết hôn

Kết hôn giả tạo, ly hôn giả tạo;

Tảo hôn, cưỡng ép kết hôn, lừa dối kết hôn, cản trở kết hôn;

Người đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người đang có chồng, có vợ;

Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người cùng dòng máu về trực hệ; giữa những người có họ trong phạm vi ba đời; giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi; giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, cha dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng;

2.2. Đăng ký kết hôn

Việc kết hôn phải được đăng ký và do cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện theo quy định pháp luật.

Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú của một trong hai bên nam, nữ thực hiện đăng ký kết hôn.

Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi cư trú của công dân Việt Nam thực hiện đăng ký kết hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài; giữa công dân Việt Nam cư trú ở trong nước với công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài; giữa công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài với nhau; giữa công dân Việt Nam đồng thời có quốc tịch nước ngoài với công dân Việt Nam hoặc với người nước ngoài.

Trường hợp người nước ngoài cư trú tại Việt Nam có yêu cầu đăng ký kết hôn tại Việt Nam thì Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi cư trú của một trong hai bên thực hiện đăng ký kết hôn.

Việc kết hôn không được đăng ký theo quy định vừa nêu trên thì không có giá trị pháp lý. Vợ chồng đã ly hôn muốn xác lập lại quan hệ vợ chồng thì phải đăng ký kết hôn.

Lưu ý: Trong trường hợp quan hệ vợ chồng được xác lập trước ngày 3/1/1987 (ngày Luật hôn nhân và gia đình năm 1986 có hiệu lực) mà chưa đăng ký kết hôn thì được khuyến khích đăng ký kết hôn; trong trường hợp có yêu cầu ly hôn thì được Tòa án thụ lý giải quyết theo quy định về ly hôn của Luật hôn nhân và gia đình năm 2000. Do đó, các trường hợp nam nữ chung sống với nhau như vợ chồng từ trước ngày 3 tháng 1 năm 1987 dù có đăng ký kết hôn hay không vẫn được pháp luật công nhận là vợ chồng.

2.3. Hôn nhân nhiều vợ nhiều chồng được công nhận là hợp pháp

Thứ nhất, trường hợp kết hôn trước khi Luật hôn nhân gia đình năm 1959 có hiệu lực (trước ngày 13/01/1960).

Theo Luật này, những trường hợp kết hôn từ ngày 13/01/1960 mà vi phạm nguyên tắc một vợ một chồng thì được coi là không hợp pháp. Như vậy, những quan hệ hôn nhân được xác lập trước khi Luật này có hiệu lực, dù có nhiều vợ, nhiều chồng thì vẫn không vi phạm nguyên tắc một vợ một chồng và được coi là hợp pháp. Tuy nhiên, do hoàn cảnh chiến tranh nên Luật này chỉ có hiệu lực đối với miền Bắc. Ngoài ra, do tồn tại lịch sử, các quan hệ hôn nhân nhiều vợ, nhiều chồng trước ngày 13/01/1959 vẫn được coi là hợp pháp.

Đối với miền Nam, theo Nghị quyết 76/CP năm 1977 thì Luật hôn nhân gia đình năm 1959 được áp dụng từ ngày 25/3/1977. Tương tự miền Bắc, những quan hệ hôn nhân nhiều vợ, nhiều chồng được xác lập trước ngày 25/3/1977 vẫn được công nhận hợp pháp.

Thứ hai, trường hợp bộ đội, cán bộ có vợ, có chồng ở miền Nam tập kết ra miền Bắc, lấy vợ, chồng khác.

Theo Thông tư số 60/TATC ngày 22/2/1978 của Tòa án nhân dân tối cao thì nay nếu người vợ hoặc người chồng ở miền Nam vẫn không có quan hệ hôn nhân mới và muốn duy trì quan hệ hôn nhân trước đây thì công nhận cả hôn nhân mới và hôn nhân trước đây.

Cần lưu ý rằng Thông tư này chỉ áp dụng đối với các đối tượng là cán bộ, bộ đội đã có vợ hoặc có chồng trong Nam, tập kết ra Bắc lấy vợ hoặc lấy chồng khác và chỉ đóng khung trong thời gian từ sau ngày ký hiệp định Giơ-ne-vơ đến ngày Quốc Hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam tuyên bố thống thất đất nước, Luật Hôn nhân và gia đình về nguyên tắc được áp dụng chung trong cả nước (tức ngày 25/3/1977).

Như vậy, hôn nhân nhiều vợ nhiều chồng chỉ được công nhận trong các trường hợp trên.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
- Advertisment -spot_img

Bài viết được quan tâm