Hộ kinh doanh là hình thức kinh doanh với quy mô nhỏ hiện đang rất phổ biến và đem lại thu nhập không nhỏ cho người dân. Vậy điều kiện nào để được trở thành hộ kinh doanh cá thể. Sau đây chúng tôi xin được tư vấn:
- Điều kiện về người thành lập hộ kinh doanh
- Đối với cá nhân/ nhóm cá nhân: là công dân Việt Nam; đủ 18 tuổi, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ.
- Một hộ gia đình làm chủ
- chỉ được đăng ký một hộ kinh doanh trong phạm vi toàn quốc
- Cá nhân thành lập và tham gia góp vốn thành lập hộ kinh doanh không được đồng thời là chủ doanh nghiệp tư nhân, thành viên hợp danh của công ty hợp danh trừ trường hợpđược sự nhất trí của các thành viên hợp danh còn lại
- Số lượng người lao động: Sử dụng dưới 10 người lao động
- Địa điểm kinh doanh: chỉ được đăng kýkinh doanh tại một địa điểm
- Đối với hộ kinh doanh buôn chuyến, kinh doanh lưu động thì phải chọn một địa điểm cố định để đăng ký hộ kinh doanh
- Đối với hộ kinh doanh buôn chuyến, kinh doanh lưu động được phép kinh doanh ngoài địa điểm đã đăng ký với cơ quan đăng kýkinh doanh cấp huyện nhưng phải thông báo cho cơ quan thuế, cơ quan quản lý thị trường nơi đăng ký trụ sở và nơi tiến hành hoạt động kinh doanh.
- Đặt tên hộ kinh doanh gồm: “Hộ kinh doanh” + tên riêng của hộ kinh doanh
Ví dụ: Hộ kinh doanh bánh phở
Lưu ý:
- Tên riêng hộ kinh doanh không được trùng với tên riêng của hộ kinh doanh đã đăng ký trong phạm vi huyện. Tên riêng được viết bằng các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt, các chữ F, J, Z, W, có thể kèm theo chữ số, ký hiệu.
- Không được sử dụng từ ngữ, ký hiệu vi phạm truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc để đặt tên riêng cho hộ kinh doanh.
- Hộ kinh doanh không được sử dụng các cụm từ “công ty”, “doanh nghiệp” để đặt tên hộ kinh doanh
- Ngành nghề kinh doanh
Tương tự như doanh nghiệp, hộ kinh doanh chỉ được kinh doanh những ngành nghề mà pháp luật không cấm, đối với những ngành nghề có điều kiện bắt buộc hộ kinh doanh phải đáp ứng được các điều kiện đó.