Thứ tư, Tháng mười một 20, 2024
spot_img
Trang chủĐăng ký kinh doanhChia doanh nghiệpCông ty hợp danh có thể chia, tách không?

Công ty hợp danh có thể chia, tách không?

  1. Căn cứ pháp lý.
  • Luật doanh nghiệp năm 2020
  • Nghị định 47/2021/NĐ-CP
  1. Luật sư CMA tư vấn:

Tư cách pháp nhân: công ty hợp danh có tư cách pháp nhân kể từ ngày được đăng ký doanh nghiệp.

Huy động vốn: công ty hợp danh không được phát hành bất kì loại chứng khoán nào.

Việc chuyển nhượng phần vốn góp: Thành viên hợp danh chỉ được chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ phần vốn góp của mình nếu được tất cả các thành viên hợp danh khác đồng ý. Nếu thành viên hợp danh chết, người thừa kế chỉ có thể trở thành thành viên hợp danh nếu được ít nhất ba phần tư số thành hợp danh còn lại đồng ý.

Về thành viên và trách nhiệm của thành viên: công ty hợp danh bắt buộc phải có ít nhất 02 thành viên hợp danh, ngoài ra có thể có thêm thành viên góp vốn.

Thành viên bắt buộc: Ít nhất hai thành viên là chủ sở hữu chung của công ty, cùng nhau kinh doanh dưới một tên chung, chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về các nghĩa vụ của công ty.

Tuy nhiên, thành viên hợp danh của công ty không được là Chủ doanh nghiệp tư nhân; không được là thành viên hợp danh của công ty khác, nếu không được sự đồng ý của tất cả các thành viên hợp danh trong công ty. Các thành viên hợp danh đều là các đồng sở hữu trong công ty và họ có quyền quyết định ngang nhau trong quá trình quản lý, điều hành công ty mà không tính đến phần vốn góp vào công ty nhiều hay ít.

Thành viên góp vốn, chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty trong phạm vi số vốn đã góp vào công ty. Việc huy động thêm thành viên góp vốn, giúp tháo gỡ được khó khăn tài chính mà công ty hợp danh gặp phải. Thành viên góp vốn được quyền tham gia họp, thảo luận và biểu quyết tại phiên họp Hội đồng thành viên. Nhưng những lá phiếu của họ không có giá trị ảnh hưởng đến nội dung của cuộc họp.

Các thành viên hợp danh phải liên đới chịu trách nhiệm vô hạn đối với hoạt động kinh doanh của công ty nên mức độ rủi ro về vốn của các thành viên hợp danh là rất cao. Do vậy, khi chia, tách công ty độ tin cậy chắc chắn sẽ giảm và giới hạn trách nhiệm của các thành viên hợp danh cũng thay đổi. Như vậy, bản chất của công ty hợp danh cũng thay đổi. Khi đó, công ty hợp danh sẽ có bản chất của công ty TNHH hoặc doanh nghiệp tư nhân.

Trong công ty hợp danh, ngoài thành viên hợp danh còn có thành viên góp vốn được chia lợi nhuận nhưng không được phép quản lí, điều hành công ty. Do vậy, khi hợp nhất hoặc sáp nhập, số thành viên tăng lên nhưng bản chất của nó không thay đổi, còn khi chia thì bản chất của công ty hợp danh thay đổi nên công ty hợp danh không thể chia, tách được.

DỊCH VỤ DOANH NGHIỆP CỦA LUẬT SƯ CMA:

  • Tư vấn giải pháp, các công việc cần làm của doanh nghiệp trước khi thực hiện đăng ký doanh nghiệp, chuyển đổi loại hình kinh doanh, tạm ngừng hoạt động doanh nghiệp;
  • Soạn thảo và tư vấn hồ sơ chi tiết để thực hiện thủ tục đăng ký doanh nghiệp;
  • Đại diện theo ủy quyền của doanh nghiệp thực hiện thủ tục chia, tách doanh nghiệp, đăng ký kinh doanh và các thủ tục pháp lý khác cho các doanh nghiệp được chia tại Phòng đăng ký kinh doanh – Sở Kế hoạch & Đầu tư cơ quan Nhà nước có thẩm quyền;
  • Tư vấn, hỗ trợ pháp lý cho các doanh nghiệp sau khi thành lập.

 

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
- Advertisment -spot_img

Bài viết được quan tâm