Thứ tư, Tháng mười một 20, 2024
spot_img
Trang chủLuật sư Tư vấnLuật sư tư vấn Dân sựCăn cứ miễn trách nhiệm trong hợp đồng

Căn cứ miễn trách nhiệm trong hợp đồng

Công ty Luật CMA - Hotline: 0986.057.998 - 0944.296.698

  1. Cơ sở pháp lý:
  • Bộ Luật dân sự 2015
  • Luật thương mại 2005
  • Luật hàng hải 2015
  1. Luật sư tư vấn:

Việc miễn trách nhiệm hợp đồng là việc không bắt buộc chịu trách nhiệm về hành vi vi phạm hợp đồng của các bên tham gia trong từng trường hợp pháp luật quy định cụ thể hoặc dựa trên sự thỏa thuận của các bên.

Bản chất của việc này là sự loại trừ các yếu tố lỗi của bên có hành vi vi phạm hợp đồng do hành vi này diễn ra trong hoàn cảnh không thể kiểm soát của chủ thể thực hiện. Khi đó, lỗi của bên vi phạm trong trường hợp này được xác định theo quy định tại khoản 12 Điều 3 Luật thương mại 2005:

“Vi phạm hợp đồng là việc một bên không thực hiện, thực hiện không đầy đủ hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ theo thoả thuận giữa các bên hoặc theo quy định của Luật này.”

Nhưng nguyên nhân là do tác động từ bên thứ ba hoặc nảy sinh các tình huống ngoài ý muốn như thiên tai, bão lũ, hỏa hoạn, dịch bệnh theo    quy định tại khoản 1 Điều 294 Luật thương mại 2005:

“Bên vi phạm hợp đồng được miễn trách nhiệm trong các trường hợp sau đây:

a) Xảy ra trường hợp miễn trách nhiệm mà các bên đã thoả thuận;

b) Xảy ra sự kiện bất khả kháng;

c) Hành vi vi phạm của một bên hoàn toàn do lỗi của bên kia;

d) Hành vi vi phạm của một bên do thực hiện quyết định của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền mà các bên không thể biết được vào thời điểm giao kết hợp đồng.”

Cụ thể các trường hợp:

2.1. Miễn trách nhiệm do thỏa thuận của các bên

  • Thứ nhất thỏa thuận phải được lập trước thời điểm có vi phạm xảy ra.
  • Thứ hai thỏa thuận phải được ghi trong hợp đồng hoặc phụ lục hợp đồng.

Tuy nhiên để áp dụng điều khoản này thỏa thuận các bên trong hợp đồng thì rất khó khăn và thường sẽ ít được đề cập vì nó đi kèm theo rất nhiều rủi ro.

2.2. Miễn trách nhiệm do lỗi bắt nguồn từ bên bị vi phạm

Khi hành vi vi phạm đã được thực hiện nhưng xét lỗi lại thuộc về bên bị vi phạm thì trong trường hợp này bên vi phạm sẽ được miễn trách nhiệm hợp đồng. Thậm chí bên vi phạm còn có quyền yêu cầu bên kia phải thực hiện nghĩa vụ đối với mình hoặc hủy bỏ hợp đồng và yêu cầu bồi thường thiệt hại.

2.3. Miễn trách nhiệm do quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền

  • Thứ nhất quyết định của cơ quan nhà nước phải làm phát sinh nghĩa vụ của bên vi phạm dẫn tới hành vi vi phạm hợp đồng.
  • Thứ hai phải là quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền ra quyết định hành chính (quyết định xử phạt vi phạm, quyết định trưng thu,…) hoặc quyết định của cơ quan tư pháp (bản án, quyết định).
  • Thứ ba các bên không thể biết được vào thời điểm giao kết hợp đồng sẽ xảy ra hành vi vi phạm do thực hiện quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Bản chất đây là trường hợp miễn trách nhiệm đối với hành vi vi phạm do không lường trước sự kiện pháp lý.

2.4. Miễn trách nhiệm do sự kiện bất khả kháng.

Căn cứ Điều 156 Bộ Luật dân sự 2015 quy định sự kiện bất khả kháng. Đây là trường hợp miễn trách nhiệm cho bên vi phạm khi vi phạm đó xảy ra là do sự kiện bất khả kháng. Những sự kiện xảy ra một cách khách quan không thể lường trước được và không thể khắc phục được mặc dù các bên đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết trong khả năng cho phép. Thể hiện qua các dấu hiệu:

  • Thứ nhất là xảy ra sau khi các bên đã giao kết và đang thực hiện hợp đồng.
  • Thứ hai là có tính khách quan, đột ngột khiến cho các bên không kịp chủ động có phương án phòng tránh.
  • Thứ ba là sự kiện đó phải là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến hành vi vi phạm.

Có hai loại sự kiện bất khả kháng là thiên tai và chiến tranh – bạo loạn. Tuy nhiên để xác định có áp dụng miễn trách nhiệm cho bên vi phạm không thì còn phải dựa vào việc chứng minh và chấp nhận mức độ của trường hợp bất khả kháng đó tác động làm nguyên nhân của hành vi vi phạm hợp đồng như thế nào. Việc này sẽ do các cơ quan có thẩm quyền xem xét.

2.5. Miễn trách nhiệm khi hoàn cảnh thay đổi cơ bản.

Theo quy định tại Điều 420 Bộ Luật dân sự 2015 về thực hiện hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi cơ bản:

“1. Hoàn cảnh thay đổi cơ bản khi có đủ các điều kiện sau đây:

a) Sự thay đổi hoàn cảnh do nguyên nhân khách quan xảy ra sau khi giao kết hợp đồng;

b) Tại thời điểm giao kết hợp đồng, các bên không thể lường trước được về sự thay đổi hoàn cảnh;

c) Hoàn cảnh thay đổi lớn đến mức nếu như các bên biết trước thì hợp đồng đã không được giao kết hoặc được giao kết nhưng với nội dung hoàn toàn khác;

d) Việc tiếp tục thực hiện hợp đồng mà không có sự thay đổi nội dung hợp đồng sẽ gây thiệt hại nghiêm trọng cho một bên;

đ) Bên có lợi ích bị ảnh hưởng đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết trong khả năng cho phép, phù hợp với tính chất của hợp đồng mà không thể ngăn chặn, giảm thiểu mức độ ảnh hưởng đến lợi ích.

  1. Trong trường hợp hoàn cảnh thay đổi cơ bản, bên có lợi ích bị ảnh hưởng có quyền yêu cầu bên kia đàm phán lại hợp đồng trong một thời hạn hợp lý.
  2. Trường hợp các bên không thể thỏa thuận được về việc sửa đổi hợp đồng trong một thời hạn hợp lý, một trong các bên có thể yêu cầu Tòa án:

a) Chấm dứt hợp đồng tại một thời điểm xác định;

b) Sửa đổi hợp đồng để cân bằng quyền và lợi ích hợp pháp của các bên do hoàn cảnh thay đổi cơ bản.

Tòa án chỉ được quyết định việc sửa đổi hợp đồng trong trường hợp việc chấm dứt hợp đồng sẽ gây thiệt hại lớn hơn so với các chi phí để thực hiện hợp đồng nếu được sửa đổi.

  1. Trong quá trình đàm phán sửa đổi, chấm dứt hợp đồng, Tòa án giải quyết vụ việc, các bên vẫn phải tiếp tục thực hiện nghĩa vụ của mình theo hợp đồng, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.”

Trường hợp này bên vi phạm có thể gián tiếp được miễn trách nhiệm hợp đồng khi thuộc vào các trường hợp trên. Cụ thể khi hoàn cảnh thay đổi, các bên có lợi ích bị ảnh hưởng có quyền yêu cầu được đàm phán lại hợp đồng.

2.6. Miễn trách nhiệm của người vận chuyển.

Khoản 1 Điều 151 Luật hàng hải 2015 quy đinh:

“Người vận chuyển không phải chịu trách nhiệm bồi thường đối với mất mát, hư hỏng hàng hóa do việc tàu biển không đủ khả năng đi biển, nếu đã thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ quy định tại Điều 150 của Bộ luật này. Trong trường hợp này, người vận chuyển có nghĩa vụ chứng minh đã thực hiện nhiệm vụ một cách mẫn cán.”

Ngoài các phương án miễn trách nhiệm khi thực hiện hợp đồng được quy định theo Luật thương mại và luật dân sự, thì đây là quy định trực tiếp bảo đảm miễn trách nhiệm hợp đồng. Bên chủ thể chịu trách nhiệm là người vận chuyển hàng hóa bằng đường thủy đã thực hiện nhiệm vụ một cách mẫn cán và chứng minh được điều đó theo nội dung của khoản 2 Điều này.

Việc chứng minh và thông báo miễn trách nhiệm trong hợp đồng phải được bên vi phạm gửi cho bên bị vi phạm ngay khi có hành vi vi phạm. Nếu như không có thông báo gì từ phía bên vi phạm cho bên bị vi phạm thì mặc định hành vi đó gây thiệt hại và phải bồi thường theo quy định pháp luật.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
- Advertisment -spot_img

Bài viết được quan tâm