Thứ tư, Tháng mười một 20, 2024
spot_img
Trang chủBảo Hộ LogoCần biết về nhãn hiệu - logo - thương hiệu

Cần biết về nhãn hiệu – logo – thương hiệu

Nhãn hiệu, Logo, Thương hiệu là các thuật ngữ hay được nhắc tới trong kinh doanh hoặc sử dụng để định hình, xác định một loại hàng hóa, lĩnh vực kinh doanh, sản phẩm dịch vụ nào đó. Tuy nhiên, để hiểu rõ và sử dụng đúng thuật ngữ không phải ai cũng rõ việc đó. Việc hiểu đúng, sử dụng đúng thuật ngữ có ý nghĩa trong việc định hướng phát triển giá trị tài sản vô hình của doanh nghiệp. Với mục đích làm rõ một số điểm, giống và khác nhau về mặt ý nghĩa, phạm vi của Nhãn hiệu, Logo, Thương hiệu, bài viết hy vọng sẽ cung cấp một phần cách hiểu tổng quát về các thuật ngữ. Việc phân biệt chỉ là cung cấp về cách hiểu để định hình, còn về mặt pháp lý: Nhãn hiệu, Logo, Thương hiệu là một.

1. Nhãn hiệu

Về mặt định nghĩa pháp lý: Nhãn hiệu là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hoá, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau (Khoản 16 điều 4 Luật sở hữu trí tuệ). Theo đó đặc điểm của một nhãn hiệu là: i) là một dấu hiệu( có thể là từ ngữ (có nghĩa hoặc không có nghĩa, có thể là một từ hoặc một cụm từ, có thể là sắp xếp của các ký tự phát âm được hoặc không phát âm được cả cụm ký tự), hình ảnh hoặc là sự kết hợp giữa từ ngữ vào hình ảnh; ii) Các dấu hiệu đó phải được sử dụng để phân biệt, nhận diện hàng hóa và dịch vụ của các tổ chức hoặc cá nhân. Vậy các dấu hiệu nhận biết chỉ có thể trở thành nhãn hiệu khi nó được sử dụng trong thương mại, kinh doanh. Bản thân thuật ngữ nhãn hiệu nằm trong chương quy định về quyền sở hữu công nghiệp trong luật sở hữu trí tuệ, về mặt phân loại luật cũng đã có quy định nhóm ý nghĩa của các dấu hiệu nhận diện đó.

2. Logo

Dưới góc độ pháp lý Logo chính là một nhãn hiệu nó cũng là các dấu hiệu (từ ngữ, hình ảnh hoặc là sự kết hợp của cả hai). Tuy nhiên, Logo thường là được hiểu một nhãn hiệu dùng để nhận diện một pháp nhân, tổ chức kinh doanh hơn là dùng để phân biệt hàng hóa, sản phẩm dịch vụ. Hình ảnh logo thường được thiết kế có tính gợi nhớ chung tới tên gọi, ngành nghề của pháp nhân, tổ chức hoặc cá nhân kinh doanh thay vì thiết kế nhằm gợi nhớ tới tính năng, đặc điểm của hàng hóa, dịch vụ.

Như vậy, việc khác nhau theo cách hiểu logo và nhãn hiệu là ở mục đích nhận dạng của dấu hiệu đó

3. Thương hiệu

Dưới góc độ pháp lý Thương hiệu cũng chính là một nhãn hiệu. Thương hiệu là một khái niệm vô hình nó thường được gắn với chính tên thương mại của pháp nhân hoặc cá nhân. Ví dụ thương hiệu APPLE. Về mặt tổng quát thương hiệu được hiểu là giá trị vô hình của một tổ chức hoặc cá nhân kinh doanh nào đó. Giá trị của thương hiệu có thể được tập hợp bởi rất nhiều nhãn hiệu của các sản phẩm, hàng hóa dịch vụ hoặc các đặc thù, đặc tính sản phẩm của tổ chức đó.

Để xây dựng thương hiệu, thông thường một tổ chức kinh doanh thường phải dày công thiết kế các yếu tố nhận diện thương hiệu đó, việc nhận diện một thương hiệu thường được xây dựng qua:

  • Tên thương mại: Tên của Công ty;
  • Hệ thống các nhãn hiệu khác: Nhãn hiệu hàng hóa, sologan, logo, bài hát, nhạc hiệu, màu sắc …
  • Văn hóa doanh nghiệp..

 

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
- Advertisment -spot_img

Bài viết được quan tâm