Thứ sáu, Tháng chín 13, 2024
spot_img
Trang chủLuật sư Tư vấnLuật sư tư vấn Hình sự10 Trường hợp chỉ khởi tố nếu có yêu cầu của người...

10 Trường hợp chỉ khởi tố nếu có yêu cầu của người bị hại

Khởi tố vụ án hình sự là bước đầu tiên, điều kiện bắt buộc để tiến hành các hoạt động điều tra xử lý tội phạm. Việc khởi tố vụ án hình sự là thuộc thẩm quyền của cơ quan cảnh sát điều tra, cơ quan được giao tiến hành một số hoạt động điều tra, việc kiểm sát hoặc tòa án theo thẩm quyền khi phát hiện có dấu hiệu tội phạm, hành vi phạm tội. Trong hầu hết các tội phạm thì việc khởi tố vụ án hình sự không phụ thuộc vào yêu cầu của người bị hại, tuy nhiên, trong một số trường hợp nhất định theo tính chất, mức độ hành vi Bộ luật tố tụng hình sự quy định phải có sự đồng ý của người bị hại hoặc đại diện hợp pháp của người bị hại mới tiến hành việc khởi tố, cụ thể như sau:

Căn cứ quy định tại khoản 1 điều 155 Bộ luật tố tụng hình sự thì việc khởi tố đối với các hành vi phạm tôi thuộc khoản 1 các điều 134, 135, 136, 138, 139, 141, 143, 155, 156 và 226 của Bộ luật hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017) khi có yêu cầu của bị hại hoặc người đại diện của bị hại là người dưới 18 tuổi, người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất hoặc đã chết, cụ thể:

Thứ nhất, tội cố ý gây thương tích quy định tại khoản 1 điều 134, cụ thể:

Điều 134. Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác

1. Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

a) Dùng vũ khí, vật liệu nổ, hung khí nguy him hoặc thủ đoạn có khả năng gây nguy hại cho nhiều người;

b) Dùng a-xít nguy him hoặc hóa chất nguy hiểm;

c) Đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu, ốm đau hoặc người khác không có khả năng tự vệ;

d) Đối với ông, bà, cha, mẹ, thầy giáo, cô giáo của mình, người nuôi dưỡng, chữa bệnh cho mình;

đ) Có tổ chức;

e) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

g) Trong thời gian đang bị giữ, tạm giữ, tạm giam, đang chấp hành án phạt tù, đang chấp hành biện pháp tư pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng hoặc đang chấp hành biện pháp xử lý vi phạm hành chính đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, đưa vào trường giáo dưỡng hoặc đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc;

h) Thuê gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác do được thuê;

i) Có tính chất côn đồ;

k) Đối với người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân.”

Thứ hai, tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh

“Điều 135. Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh

1. Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60% trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh do hành vi trái pháp luật nghiêm trọng của nạn nhân đối với người đó hoặc đối với người thân thích của người đó, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm”

Thứ ba, Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng hoặc do vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội

“Điều 136. Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng hoặc do vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội

1. Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60% do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng hoặc do vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội, thì bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.”

Thứ tư, Tội vô ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác

“Điều 138. Tội vô ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác

1. Người nào vô ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%, thì bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 01 năm”

Thứ năm, Tội vô ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác do vi phạm quy tắc nghề nghiệp hoặc quy tắc hành chính

“Điều 139. Tội vô ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác do vi phạm quy tắc nghề nghiệp hoặc quy tắc hành chính

1. Người nào vô ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác do vi phạm quy tắc nghề nghiệp hoặc quy tắc hành chính mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%, thì bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm46 hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm.”

Thứ sáu, Tội hiếp dâm

Điều 141. Tội hiếp dâm

1.Người nào dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc lợi dụng tình trạng không thể tự vệ được của nạn nhân hoặc thủ đoạn khác giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác trái với ý muốn của nạn nhân, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm.”

Thứ bảy, Tội cưỡng dâm

“Điều 143. Tội cưỡng dâm

1. Người nào dùng mọi thủ đoạn khiến người lệ thuộc mình hoặc người đang ở trong tình trạng quẫn bách phải miễn cưỡng giao cấu hoặc miễn cưỡng thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.”

Thứ tám, Tội làm nhục người khác

Điều 155. Tội làm nhục người khác

1. Người nào xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác, thì bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.”

Thứ chín, Tội vu khống

Điều 156. Tội vu khống

1. Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm:

a) Bịa đặt hoặc loan truyền nhng điều biết rõ là sai sự thật nhằm xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự hoặc gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác;

b) Bịa đặt người khác phạm tội và tố cáo họ trước cơ quan có thẩm quyền.”

Thứ mười, Tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp

“Điều 226. Tội xâm phạm quyền Sở hữu công nghiệp

1. Người nào cố ý xâm phạm quyền Sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu hoặc chỉ dẫn địa lý đang được bảo hộ tại Việt Nam mà đối tượng là hàng hóa giả mạo nhãn hiệu hoặc chỉ dẫn địa lý với quy mô thương mại hoặc thu lợi bất chính từ 100.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng hoặc gây thiệt hại cho chủ Sở hữu nhãn hiệu hoặc chỉ dẫn địa lý từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng hoặc hàng hóa vi phạm trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.”

Trường hợp vụ án đã được khởi tố và người bị hại rút đơn yêu cầu khởi tố thì vụ án phải được đình chỉ, trừ trường hợp có căn cứ xác định người rút đơn yêu cầu khởi tố trái với ý muốn của họ (bị ép buộc, đe dọa, mua chuộc).

Trường hợp vụ án đã có kết luận điều tra chuyển hồ sơ sang Viện kiểm sát cấp có thẩm quyền và người bị hại rút đơn yêu cầu khởi tố thì Viện kiểm sát quyết định không truy tố và ra quyết định đình chỉ vụ án.

Trường hợp trong quá trình chuẩn bị xét xử hoặc tại phiên tòa người bị hại rút đơn yêu cầu khởi tố thì Thẩm phán chủ tọa phiên tòa ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án.

Người đã rút đơn yêu cầu khởi tố không có quyền yêu cầu lại trừ trường hợp có căn cứ chứng minh việc rút đơn của mình là do vị ép buộc, cưỡng bức.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
- Advertisment -spot_img

Bài viết được quan tâm