Thứ hai, Tháng mười hai 2, 2024
spot_img
Trang chủLuật sư Tư vấnLuật sư tư vấn Hình sựYêu cầu luật sư bào chữa cho người bị buộc tội

Yêu cầu luật sư bào chữa cho người bị buộc tội

Công ty Luật CMA - Hotline: 0986.057.998 - 0944.296.698

Có luật sư bào chữa là một trong những quyền cơ bản của bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, người bị bắt, bị tạm giữ, bị can, bị cáo (người bị buộc tội). Một trong những điểm khác biệt lớn của Bộ luật tố tụng hình sự 2015 so với bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 là thời điểm người bào chữa được tham gia tố tụng. Đối với bộ luật tố tụng hình sự 2015, thì thời điểm người bào chữa (luật sư bào chữa) được tham gia tố tụng kể từ thời điểm một người bị tố giác, thay vì trước đây (theo Bộ luật tố tụng hình sự 2003) là thời điểm khởi tố bị can hoặc từ thời điểm có quyết định tạm giữ.

Theo quy định tại điều 83 Bộ luật hình sự thì ngay tại giai đoạn giải quyết tố giác tội phạm, kiến nghị khởi tố (giai đoạn đầu tiên của một vụ án hình sự), Luật sư bào chữa có quyền:

“a) Đưa ra chứng cứ, tài liệu, đồ vật, yêu cầu;

bKiểm tra, đánh giá và trình bày ý kiến về chứng cứ, tài liệu, đồ vật liên quan và yêu cầu người có thẩm quyền tiến hành tố tụng kiểm tra, đánh giá;

c) Có mặt khi lấy lời khai người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố và nếu được Điều tra viên hoặc Kiểm sát viên đồng ý thì được hỏi người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố. Sau mỗi lần lấy lời khai của người có thẩm quyền kết thúc thì người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố có quyền hỏi người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố;

d) Có mặt khi đối chất, nhận dạng, nhận biết giọng nói người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố;

đ) Khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng.”

Việc có Luật sư bào chữa tham gia ngay từ đầu của hoạt động tố tụng trước hết tạo cho người bị buộc tội tâm lý an tâm, bình tĩnh trong quá trình làm việc với cơ quan tiến hành tố tụng, nắm bắt vụ việc từ đầu để có căn cứ thu thập chứng cứ, tài liệu bảo vệ quyền, lợi ích cho thân chủ. Xuất phát từ ý nghĩa quan trọng này, vì vậy, việc luật sư tham gia tố tụng ngay từ giai đoạn đầu tiên đã được Bộ luật Tố tụng hình sự 2015, Thông tư số 46/2019/TT-BCA  quy định, hướng dẫn chi tiết, cụ thể như sau:

Đối với người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can đang bị tạm giam (căn cứ điều 75 Bộ luật tố tụng hình sự; Khoản 1 điều 3 Thông tư số 46/2019/TT-BCA):

  1. Trường hợp có người bị buộc tội có yêu cầu Luật sư bào chữa thì trong thời hạn 12 giờ với người bị bắt, bị tạm giữ hoặc 24 giờ với trường hợp đang bị tạm giam Cơ quan tiếp nhận phải gửi đơn yêu cầu cho Luật sư (trong trường hợp đơn chỉ đích danh Luật sư) hoặc người thân thích (trường hợp không yêu cầu đích danh Luật sư);
  2. Trường hợp không yêu cầu luật sư bào chữa, thì trong thời hạn 12 giờ sau khi lấy lời khai người bị bắt, người bị tạm giữ hoặc 24 giờ kể từ khi hỏi cung bị can lần đầu, Điều tra viên, Cán bộ điều tra đã lấy lời khai, hỏi cung có trách nhiệm thông báo cho người đại diện hoặc người thân thích của người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can đang bị tạm giam.

Đối với người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp:

  1. Trường hợp khẩn cấp có đơn yêu cầu Luật sư bào chữa thì trong thời hạn 12 giờ kể từ khi nhận được đơn yêu cầu Luật sư bào chữa, cơ quan nhận đơn của người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp có trách nhiệm chuyển đơn này cho Luật sư bào chữa, người đại diện hoặc người thân thích của người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp. Trường hợp người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp không nêu đích danh Luật bào chữa thì cơ quan nhận đơn phải chuyển đơn này cho người đại diện hoặc người thân thích của họ để những người này nhờ Luật sư bào chữa.
  2. Trường hợp người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp không yêu cầu người bào chữa thì trong thời hạn 12 giờ kể từ khi lập xong biên bản giao nhận Lệnh giữ người trong trường hợp khẩn cấp, cơ quan đang quản lý người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp thông báo cho người đại diện hoặc người thân thích của người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp.

Các quy định trên đây có thể bị hạn chế theo quyết định của Viện trưởng Viện kiểm sát đối với các tội xâm phạm an ninh quốc gia.

Đối với các trường hợp người bị buộc tội (người bị bắt, bị tạm giữ, bị can, bị cáo) thuộc những trường hợp dưới đây mà bản thân họ hoặc người thân thích không yêu cầu Luật sư bào chữa thì Cơ quan tiến hành tố tụng có trách nhiệm chỉ định Luật sư bào chữa gồm:

  1. Bị can, bị cáo về tội mà Bộ luật hình sự quy định mức cao nhất của khung hình phạt là 20 năm tù, tù chung thân, tử hình;
  2. Người bị buộc tội có nhược điểm về thể chất mà không thể tự bào chữa; người có nhược điểm về tâm thần hoặc là người dưới 18 tuổi.
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
- Advertisment -spot_img

Bài viết được quan tâm