I/ Căn cứ pháp lý
-
Luật đất đai năm 2013
-
Nghị định 43/2014/NĐ-CP
-
Nghị định 01/2017/NĐ-CP
II/ Luật sư CMA tư vấn
Căn cứ theo quy định tại khoản 5 Điều 98 Luật Đất đai năm 2013 thì nguyên tắc xử lý đối với diện tích đất tăng thêm như sau:
“5. Trường hợp có sự chênh lệch diện tích giữa số liệu đo đạc thực tế với số liệu ghi trên giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật này hoặc Giấy chứng nhận đã cấp mà ranh giới thửa đất đang sử dụng không thay đổi so với ranh giới thửa đất tại thời điểm có giấy tờ về quyền sử dụng đất, không có tranh chấp với những người sử dụng đất liền kề thì khi cấp hoặc cấp đổi Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất diện tích đất được xác định theo số liệu đo đạc thực tế. Người sử dụng đất không phải nộp tiền sử dụng đất đối với phần diện tích chênh lệch nhiều hơn nếu có.
Trường hợp đo đạc lại mà ranh giới thửa đất có thay đổi so với ranh giới thửa đất tại thời điểm có giấy tờ về quyền sử dụng đất và diện tích đất đo đạc thực tế nhiều hơn diện tích ghi trên giấy tờ về quyền sử dụng đất thì phần diện tích chênh lệch nhiều hơn (nếu có) được xem xét cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định tại Điều 99 của Luật này”.
-
Ranh giới thửa đất không thay đổi:
Ranh giới thửa đất đang sử dụng không thay đổi so với ranh giới tại thời điểm có giấy tờ về quyền sử dụng đất hoặc cấp Giấy chứng nhận, không có tranh chấp với những người sử dụng đất liền kề thì khi cấp hoặc cấp đổi Giấy chứng nhận diện tích đất được xác định theo số liệu đo đạc thực tế. Như vậy, khi ranh giới không thay đổi thì được cấp Giấy chứng nhận đối với diện tích tăng thêm nếu đủ điều kiện.
-
Ranh giới thửa đất có thay đổi:
Nếu đo đạc lại mà ranh giới thửa đất có thay đổi so với ranh giới tại thời điểm có giấy tờ về quyền sử dụng đất thì phần diện tích chênh lệch nhiều hơn (nếu có) thì có thể được xem xét cấp Giấy chứng nhận (không chắc chắn được cấp).
-
Hồ sơ nộp trong trường hợp diện tích đất tăng thêm đã được cấp Giấy chứng nhận
-
Trường hợp 1: Thửa đất gốc đã được cấp Giấy chứng nhận
– Đơn đề nghị cấp đổi Giấy chứng nhận theo Mẫu số 10/ĐK đối với toàn bộ diện tích của thửa đất đang sử dụng.
– Bản gốc Giấy chứng nhận của thửa đất gốc.
– Bản gốc Giấy chứng nhận và hợp đồng, văn bản về việc chuyển nhượng, thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất được lập theo quy định của diện tích đất tăng thêm.
-
Trường hợp 2: Thửa đất gốc chưa được cấp Giấy chứng nhận
– Đơn đăng ký, cấp Giấy chứng nhận theo Mẫu số 04a/ĐK đối với toàn bộ diện tích của thửa đất gốc;
– Một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 Luật Đất đai 2013, Điều 18 Nghị định 43/2014/NĐ-CP và khoản 16 Điều 2 Nghị định 01/2017/NĐ-CP của thửa đất gốc.
– Một trong các giấy tờ quy định tại các Điều 31, 32, 33 và 34 Nghị định số 43/2014/NĐ-CP đối với trường hợp đăng ký về quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất. Trường hợp đăng ký về quyền sở hữu nhà ở hoặc công trình xây dựng thì phải có sơ đồ nhà ở, công trình xây dựng, trừ trường hợp trong giấy tờ về quyền sở hữu nhà ở, công trình xây dựng đã có sơ đồ phù hợp với hiện trạng nhà ở, công trình đã xây dựng.
– Chứng từ thực hiện nghĩa vụ tài chính; giấy tờ liên quan đến việc miễn, giảm nghĩa vụ tài chính về đất đai, tài sản gắn liền với đất (nếu có).
– Trường hợp đăng ký quyền sử dụng hạn chế đối với thửa đất liền kề thì phải có hợp đồng hoặc văn bản thỏa thuận hoặc quyết định của Tòa án nhân dân về việc xác lập quyền sử dụng hạn chế đối với thửa đất liền kề, kèm theo sơ đồ thể hiện vị trí, kích thước phần diện tích thửa đất mà người sử dụng thửa đất liền kề được quyền sử dụng hạn chế.
– Bản gốc Giấy chứng nhận và hợp đồng, văn bản về việc chuyển nhượng, thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất được lập theo quy định của diện tích đất tăng thêm.
-
Hồ sơ nộp trong trường hợp phần diện tích đất tăng thêm chưa được cấp Giấy chứng nhận
-
Trường hợp 1: Diện tích đất tăng thêm do nhận chuyển nhượng, thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất trước ngày 01/7/2014 mà diện tích đất tăng thêm đó có giấy tờ về quyền sử dụng đất quy định tại Điều 100 Luật Đất đai 2013, Điều 18 Nghị định 43/2014/NĐ-CP và khoản 16 Điều 2 Nghị định 01/2017/NĐ-CP
– Thực hiện thủ tục cấp sổ đỏ/sổ hồng (Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà và tài sản khác gắn liền với đất) lần đầu cho phần diện tích tăng thêm, đồng thời nếu thửa đất gốc đã được cấp sổ đỏ/ sổ hồng thì làm thủ tục cấp đổi sổ mới.
– Thực hiện thủ tục cấp sổ đỏ lần đầu toàn bộ diện tích đất nếu phần đất gốc chưa có sổ đỏ.
-
Trường hợp 2: Diện tích đất tăng thêm không có giấy tờ về quyền sử dụng đất quy định tại Điều 100 Luật Đất đai 2013, Điều 18 Nghị định 43/2014/NĐ-CP và khoản 16 Điều 2 Nghị định 01/2017/NĐ-CP
– Nếu người sử dụng đất không vi phạm pháp luật về đất đai thì việc xem xét xử lý và cấp Giấy chứng nhận đối với diện tích đất tăng thêm thực hiện theo quy định tại Điều 20 Nghị định 43/2014/NĐ-CP.
– Nếu diện tích đất tăng thêm do người sử dụng đất vi phạm pháp luật về đất đai trước ngày 01/7/2014 thì xem xét xử lý và cấp Giấy chứng nhận đối với diện tích đất tăng thêm thực hiện theo quy định tại Điều 22 Nghị định 43/2014/NĐ-CP.
– Nếu diện tích đất tăng thêm được giao trái thẩm quyền trước ngày 01/7/2014 thì xem xét xử lý và cấp Giấy chứng nhận đối với diện tích đất tăng thêm theo quy định tại Điều 23 Nghị định 43/2014/NĐ-CP.
Lưu ý:
-
Trường hợp thửa đất gốc và diện tích đất tăng thêm đã có Giấy chứng nhận thì Văn phòng đăng ký đất đai trình Sở Tài nguyên và Môi trường ký cấp Giấy chứng nhận hoặc ký cấp Giấy chứng nhận đối với trường hợp được ủy quyền theo quy định.
-
Trường hợp thửa đất gốc hoặc diện tích đất tăng thêm hoặc toàn bộ diện tích của thửa đất gốc và diện tích đất tăng thêm chưa được cấp Giấy chứng nhận thì Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai chuẩn bị hồ sơ để Phòng Tài nguyên và Môi trường trình UBND cấp huyện ký cấp Giấy chứng nhận.
DỊCH VỤ SỔ ĐỎ TẠI HẢI PHÒNG CỦA LUẬT SƯ CMA:
- Tư vấn miễn phí các vấn đề pháp lý liên quan đến tranh chấp đất đai, cấp mới, cấp đổi, cấp lại, sang tên Sổ đỏ tại Hải Phòng.
- Hỗ trợ hoàn thiện hồ sơ, giấy tờ đủ điều kiện nộp tới cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
- Đại diện nộp hồ sơ, nhận, trả kết quả cho khách hàng;
- Làm việc với Tòa án, cơ quan nhà nước trong trường hợp khách hàng yêu cầu.